Nước Mắm Xuất Phát Từ Đâu

Nước Mắm Xuất Phát Từ Đâu

Nước mắm của người Việt xuất hiện từ hơn 300 năm trước tại Phan Thiết do người Chăm Pa học được của người Ấn Độ, sau đó dạy lại cho người Kinh nhưng ít ai biết loại gia vị đậm nét truyền thống này lại xuất phát từ La Mã.

Quá trình làm nước mắm truyền thống

Để làm được loại nước mắm truyền thống thơm ngon đặc trưng, người xưa thường chọn nguyên liệu cá được đánh bắt đúng mùa vụ vào thời điểm cá trưởng thành, béo mập để mang đến độ đạm nước mắm tối đa. Đồng thời, phải chọn nguồn cá tươi sạch, nguyên con, ít tạp cá và thực hiện ướp muối ngay trên thuyền sau khi đánh bắt để đảm bảo tạo ra loại nước mắm hảo hạng đậm vị cá. Bên cạnh đó, cũng cần chọn lọc loại muối ủ cá ít tạp chất và có độ kết tinh cao. Trước khi thực hiện ủ chượp cá, nên để muối lưu kho trong khoảng 1 năm để giảm bớt ion gốc kim loại – nguyên nhân gây ra vị chát đắng, nóng cổ của nước mắm.

Quá trình ủ cá với muối được thực hiện theo tỷ lệ vàng 3:1 được lưu truyền trong làng nghề làm mắm lâu đời đảm bảo tạo ra những giọt mắm ngon nhất. Sau đó, hỗn hợp cá và muối được ủ trong thùng gỗ và không thêm bất kỳ chất bảo quản nào trong khoảng 12-15 tháng. Khi hoàn thành, nước mắm truyền thống có màu cánh gián vàng rơm đẹp mắt, đậm vị nhưng có thể cảm nhận được hậu ngọt của đạm ở đầu lưỡi.

Quy trình làm nước mắm ngon trước tiên phụ thuộc vào việc lựa chọn nguyên liệu, đến công đoạn trộn tỉ lệ rồi trải qua quá trình ủ chượp Nước mắm là một loại gia vị quan trọng trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, để làm…

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn nước mắm là gì, có nguồn gốc từ đâu và được sản xuất như thế nào. Đồng thời, để đảm bảo sử dụng nước mắm thơm ngon mà vẫn an toàn cho sức khỏe của gia đình, bạn nên chọn các thương hiệu nước mắm uy tín trên thị trường như nước mắm Nam Ngư, nước mắm CHIN-SU, nước mắm Trí Hải,…

Tham khảo các sản phẩm được nhiều người tin dùng hiện nay:

Bảo tàng nước mắm và quá trình khôi phục nước mắm Tĩn xưa

Sau gần 50 năm bị lãng quên, nước mắm tĩn Phan Thiết đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Tuy nhiên, bảo tàng Làng Chài Xưa vẫn còn đủ tư liệu và nghệ nhân để khôi phục lại hương vị nước mắm 300 năm ấy. Được kéo rút trực tiếp từ thùng lều gỗ chín chậm với cá cơm than to béo tươi và muối tinh khiết, nước mắm Tĩn ngày nay là loại nước mắm rin nguyên chất làm từ những giọt “nước mắm nhỉ nước đầu” quý giá hơn cả nước mắm nhỉ thông thường. Đặc trưng của nước mắm Tĩn là sự sánh đặc thịt cá, hậu vị dịu ngọt và hương vị thơm ngon đọng rất lâu trong cổ họng, mà chỉ cần ăn không với cơm trắng, cũng đủ ngon hơn nhiều sơn hào hải vị.

Đặc biệt, khi được đựng trong tĩn gốm, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nước mắm Tĩn sẽ được lên men lần 2, khiến hương vị càng thêm đậm đà.

Nước mắm Tĩn ngày nay sẽ là cầu nối cho những giá trị truyền thống từng bị đứt gãy của nước mắm Việt. Hơn thế, với sự ra đời của bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa, hi vọng gu nước mắm truyền thống sẽ trở lại và nước mắm sẽ được trân trọng như vật báu quốc gia, đầy tinh túy và rất riêng của người Việt.

Mua nước mắm rin trong Tĩn gốm của Phan Thiết tại đây: https://nuocmamtin.com/product/nuoc-mam-tin-nhan-xua/

Hoặc mua trực tiếp tại Tiki để được giao hàng tận nơi: https://tiki.vn/cua-hang/nuoc-mam-tin

Hoặc xem thêm đại lý của nước mắm Tĩn tại đây: https://nuocmamtin.com/dai-ly/

Xem thêm bài ý nghĩa họa tiết được vẽ trên tĩn nước mắm: https://nuocmamtin.com/y-nghiia-cac-hoa-tiet-tren-tin-nuoc-mam/

Với câu hỏi nước mắm là gì, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta dễ dàng trả lời rằng đây là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Quen thuộc là thế, nhưng có lẽ không phải ai cũng biết rõ nước mắm làm từ gì, có nguồn gốc từ đâu và được sản xuất ra sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin chi tiết về nước mắm – gia vị “quốc hồn quốc túy” của người Việt nhé!

Về phương diện khoa học, nước mắm được hình thành từ quá trình chất đạm trong thịt động vật (cá) bị thủy phân nhờ sự tác động của các loại enzym có sẵn trong ruột động vật và một số loại vi khuẩn kỵ có thể chịu được mặn. Nói một cách đơn giản hơn, nước mắm là một loại gia vị, tiết ra từ hỗn hợp cá và muối được ủ chượp trong một thời gian nhất định.

Có thể thấy, nước mắm đã trở thành nguyên liệu được sử dụng phổ biến trải dài trên mảnh đất chữ S từ nông thôn đến thành thị, từ gian bếp đơn sơ đến khang trang hiện đại. Đồng thời, nước mắm cũng là loại gia vị nước chấm được chế biến với đa dạng nguyên liệu khác nhau. Người ta có thể làm nước mắm từ các loại cá (cá cơm, cá ngừ,…) nguyên con, nội tạng cá và muối, hoặc thêm dược thảo, gia vị,…. Ngoài ra, nước mắm cũng có thể được chế biến từ các loại tôm cua, sò hến….

Nước mắm là gì? Đây là loại gia vị, nước chấm được chế biến từ quá trình ủ chượp muối và cá trong thời gian nhất định.

Nước mắm bắt nguồn từ đâu? Nhiều người mặc định cho rằng nước mắm có nguồn gốc từ Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi lẽ nước mắm là loại gia vị làm nên nhiều món ăn dân tộc, gắn liền với bữa cơm gia đình của nhiều thế hệ người Việt. Dù vậy, không thể bỏ qua sự thật rằng nguồn gốc của nước mắm bắt nguồn từ Châu Âu.

Theo lịch sử được ghi chép lại, nước mắm có nguồn gốc từ thời Đế quốc La Mã (từ năm thứ 27 trước Công Nguyên). Lúc này, nước mắm có tên gọi là garum, được chế biến bằng cách ướp cá với muối rồi ủ lên men. Nhưng khác với cách làm nước mắm của người Châu Á, người La Mã chỉ dùng khoảng 15% muối (ngày nay là 50%) nhằm đảm bảo garum đậm vị và dồi dào dinh dưỡng.

Đồng thời, họ thường dùng cá ngừ, cá thu và cá mòi kết hợp với lá kinh giới và một số thảo dược khác để làm ra loại nước mắm thơm ngon và an toàn cho sức khỏe. Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, công thức làm nước mắm được “du nhập” vào phương Đông đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đến muộn nhất là vào thế kỷ X, người Việt ta đã biết làm và dùng nước mắm.

Nước mắm có nguồn gốc từ đế quốc La Mã, sau đó được lưu truyền và biến tấu thành loại gia vị đặc trưng của ẩm thực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Công đức của các hàm hộ (nhà thùng) nước mắm

Đến thế kỉ 19 và 20, nhờ công sức của các hàm hộ mà Phan Thiết đã trở thành vựa sản xuất nước mắm chính của cả nước, với sản lượng vô cùng lớn. “Hàm hộ” là từ địa phương mà người Phan Thiết dùng để gọi các chủ nhà thùng lớn Tiêu biểu nhất là ông tổ nghề nước mắm Trần Gia Hòa. Người được vua Nguyễn ban chức quan bát phẩm vì đã có công cho nước mắm vào tĩn và chở bằng ghe bầu đi bán khắp cả nước. Hàm hộ thứ 2 chính là bà Lục Thị Đậu, người được triều đình Huế ban tặng 4 chữ “Hào Nghĩa Khả Gia” vì đã dùng tiền kinh doanh nước mắm để mở con đường lớn Mũi Né – Phan Thiết xưa.

Sản xuất Garum các đây 2000 năm, thời kì La Mã

Lịch sử nước mắm đã bắt nguồn từ hơn 2,000 năm trước. Vào thời kì La Mã, xuất hiện một loại gia vị đặc biệt gần giống nước mắm ngày nay, có tên là garum. Garum được tìm thấy đầu tiên ở Hy Lạp, trong những chiếc vò cổ trên các con tàu bị đắm. Sau đó, người ta dần phát hiện ra các xưởng sản xuất Garum cổ tại Ý, với qui mô lớn nhất là ở Pompeii. Ngày nay, các bình gốm đựng Garum vẫn được trưng bày trong bảo tàng ở thành phố Pompeii.

Các nhà khoa học đã phân tích vài mẫu garum cổ còn sót lại. Kết quả, các acid amin, chất mặn ngọt có trong Garum giống với các thành phần của nước mắm chúng ta đang ăn. Người La Mã dùng cá cơm, cá thu, cá ngừ,…bỏ xương và giữ nguyên nội tạng, ướp với muối trắng và thảo dược. Phơi cho hỗn hợp lên men, rồi ép lấy nước cốt, đó chính là Garum. Do sự quý hiếm của muối ở Châu Âu, nên một bình gốm Garum thời ấy có giá rất đắt, xấp xỉ 500USD thời nay.