Chuyên Gia Tâm Lý Online

Chuyên Gia Tâm Lý Online

Cơ sở y tế này hiện đang không tiếp nhận đặt hẹn trực tuyến. Bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với hotline của họ để được hỗ trợ.

Chuyên gia tâm lý Thị Mỹ Nhung

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Mỹ Nhung có 10 năm kinh nghiệm trong công tác tham vấn tâm lý cá nhân và gia đình dựa trên liệu pháp trị liệu hệ thống. Tham chủ thực hiện tư vấn tâm lý online sẽ được chuyên gia Mỹ Nhung sử dụng liệu pháp SFT, CBT, SST, REBT để tham vấn trị liệu các lĩnh vực: Tâm lý xã hội; tâm lý gia đình; tâm lí trẻ em; tâm lý trẻ vị thành niên; mâu thuẫn trong tình yêu; tiền hôn nhân, hôn nhân gia đình.

Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về hình thức tư vấn tâm lý online cũng những chuyên gia tâm lý hàng đầu đang thực hiện hình thức này.

Tại hội thảo "School of wellbeing: Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tinh thần trong nhà trường", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thu, giảng viên Tâm lý – Giáo dục, Tâm lý học đường thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chỉ ra những khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại các trường học ở Việt Nam. Trong đó, có vấn đề chất lượng, kiểm duyệt nguồn chuyên gia tham vấn và tư vấn tâm lý.

Hệ thống giáo dục Alpha tổ chức hội thảo "School of wellbeing: Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tinh thần trong nhà trường".

Hội thảo do hệ thống giáo dục Alpha phối hợp với hệ thống liên cấp chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trường phổ thông liên cấp H.A.S; Trường Trung học phổ thông Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) và Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ tổ chức.

Cần có bộ quy tắc nghề nghiệp dành cho người làm công tác tâm lý học đường

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thu cho rằng, tại Việt Nam hiện còn nhiều khoảng trống trong mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường ở các nhà trường.

Theo đó, hệ thống văn bản, chính sách, hướng dẫn của Nhà nước về công việc tham vấn, tư vấn tâm lý và người làm về hỗ trợ tâm lý học đường tại Việt Nam còn thiếu.

"Đây là khoảng trống cần phải khắc phục sớm nhất. Chẳng hạn, chúng ta cần có bộ đạo đức nghề nghiệp và các quy định trong đào tạo các nhà tâm lý học đường, quy định trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh, trong giám sát tâm lý học đường…

Bộ quy định đó phải được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học của tâm lý, giáo dục, tâm lý học đường, của nhu cầu thực tiễn, Luật trẻ em Việt Nam, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em,...

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thu: Tại Việt Nam hiện còn nhiều khoảng trống trong mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường ở các nhà trường.

Các tiêu chí đào tạo, chuẩn đầu ra, các trường đại học đã tự làm và rất tường minh. Nhưng vẫn cần các quy chuẩn đào tạo ở mức độ quốc gia", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thu diễn giải.

Thứ hai, là khoảng trống về đạo đức của người làm tham vấn, tư vấn tâm lý học đường. Yếu tố này liên quan đến khoảng trống thứ nhất, cần có các văn bản hệ thống những điều, những quy tắc, hướng dẫn người làm nghề, phù hợp với tình hình, đặc trưng tâm lý lứa tuổi, đặc trưng tâm lý cá nhân; đảm bảo về mặt pháp luật và rõ ràng về trách nhiệm giải trình, năng lực chuyên môn…

Qua đó, đặt ra yêu cầu với những người làm phòng ngừa, tham vấn, hỗ trợ tư vấn tâm lý học đường dựa trên bằng chứng khoa học chứ không phải bằng kinh nghiệm cá nhân.

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa là một chuyên gia kỳ cựu với hơn 25 năm kinh nghiệm trong công tác tham vấn tâm lý qua tổng đài 1088 và tổng đài Sunnycare.

Chuyên môn điều trị của cô là các lĩnh vực: Tâm lý trẻ em, rối loạn tâm lý, trầm cảm, loạn thần; Mâu thuẫn tình cảm, hôn nhân gia đình; Huấn luyện viên về kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên v.v.

Chuyên gia tâm lý Sunny Đặng Phương

Chuyên gia tâm lý Sunny Đặng Phương hiện đang đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc Viện Tâm Lý SUNNYCARE, Giám đốc dự án kỹ năng sống và phát triển bản thân cho học sinh – SỐNG THÀNH CÔNG, Chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp cho kênh TẮT ĐÈN CÀI THEN – Đài truyền hình quốc hội Việt Nam v.v.

Tham chủ có thể tư vấn tâm lý online cùng với chuyên gia tâm lý Sunny Đặng Phương về các vấn đề: Tâm lý học tình yêu; hôn nhân, tiền hôn nhân; tâm lý giới tính cho thân nhân và người LGBT; tâm lý bệnh, tâm lý tội phạm; tinh thần nhân sự, tâm lý quản lý; đắc nhân tâm (mối quan hệ gia đình và xã hội); tạo động lực, phát triển đa văn hóa; loạn thần, trầm cảm, rối loạn ngôn ngữ và biểu cảm trôi chảy, sốc sau sang chấn, nghiện game, sơ cứu tâm lý cho các sự cố khẩn cấp của các cá nhân, tổ chức.

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Bích Phượng

Chuyên gia Phạm Thị Bích Phượng tốt nghiệp Thạc sĩ Tâm lý tại trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. Cô đã có hơn 10 năm kinh nghiệm về tham vấn Tâm lý và hiện đang công tác tại Trung tâm trị liệu, tham vấn tư vấn tâm lý MindCare HCM. Thế mạnh chuyên môn của chuyên gia Bích Phượng là hướng nghiệp, dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc v.v.

Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ

Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ tốt nghiệp Thạc sĩ Tham vấn Tâm lý (hạng danh dự) tại đại học Assumption, Thailand và đã có hơn 2000 giờ tiếp xúc lâm sàng được giám sát bởi các nhà trị liệu kinh nghiệm.

Thế mạnh của chuyên gia Anh Vũ là áp dụng các phương pháp tâm lý học, chẳng hạn như Chiết trung, hiện sinh, trị liệu nghệ thuật, trị liệu chuyện kể, trị liệu khay cát v.v. để giúp thân chủ nhìn nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm: Lo âu căng thẳng, trầm cảm, các mối quan hệ, hôn nhân, gia đình v.v.

Chất lượng và quy trình kiểm duyệt nguồn chuyên gia tư vấn tâm lý còn yếu

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thu, hiện nay, một số người yêu tâm lý học và giáo dục ứng dụng. Họ cũng đã tự học đúng và giúp đỡ được một số phụ huynh, học sinh giải quyết vấn đề.

Nhưng khi đi vào sâu chuyên môn như tư vấn, tập huấn cho cha mẹ, vì thiếu nền tảng được đào tạo bài bản, dẫn tới việc họ du nhập những phương pháp tư vấn, hỗ trợ của nước ngoài, dù nghe tên rất lạ, song, không có bằng chứng khoa học.

Nhiều người không hiểu lại chạy theo các phương pháp đó, có thể vừa gây tốn tiền, tốn công sức, lại gây ra rủi ro về sức khỏe.

"Ngày nay, nhiều người trên mạng xã hội tự nhận mình là chuyên gia tư vấn tâm lý. Các phụ huynh phải tìm hiểu kỹ để tránh tiền mất, tật mang", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thu.

"Để được gọi là chuyên gia, cá nhân phải nghiên cứu và thực hành rất sâu trong một lĩnh vực. Người ấy phải được đào tạo một cách khoa học, bài bản, chuyên sâu, có công trình nghiên cứu/bài báo/sách khoa học đã được công bố, có năng lực tập huấn đào tạo và thực hành cho mình và người khác.

Các phụ huynh, nhà trường muốn tìm được chuyên gia chất lượng, trước hết, phải xem kỹ lý lịch của chuyên gia đó; phải hỏi những người chuyên môn để xem họ có biết người này không và nhờ xác định tính chính xác của lý lịch.

Ngày nay, nhiều người trên mạng xã hội tự nhận mình là chuyên gia tư vấn tâm lý. Các phụ huynh phải tìm hiểu kỹ để tránh tiền mất, tật mang", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thu nhấn mạnh.

Ngoài ra, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thu cũng đã chỉ ra hàng loạt khoảng trống khác trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại các nhà trường ở Việt Nam, như mức độ nhận thức của ban lãnh đạo trường học, học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên và cộng đồng về vai trò của sức khỏe tâm thần còn hạn chế; tiêu chuẩn đào tạo/chuẩn đầu ra, chất lượng đào tạo người làm về tâm lý học đường; quy trình hỗ trợ, báo cáo tài chính và giải trình; giám sát chuyên môn và hệ thống công nhận; hệ thống ứng phó khẩn cấp; duy trì sự bền vững, nguồn kinh phí cho hoạt động chăm sóc tâm lý học đường; truyền thông, báo chí,…

Hội thảo "School of wellbeing: Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nhà trường" là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm tổ chức chương trình hỗ trợ tâm lý học đường nói riêng và chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung trong trường học. Từ đó, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong các trường tham gia.

Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan