Võ Lâm Hoàng Kim Môn Phái

Võ Lâm Hoàng Kim Môn Phái

Nhận 1 trong những phần thưởng sau

NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online

(VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >>  Dạy và học 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức  trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.)   Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương  tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên,  tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử.  Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là  cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức.  Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên  Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học  thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên  sau phủ, đón mẹ  là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi  Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864  Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3  năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được  vua  Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại  mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác …  Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như  Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An).  Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng,  Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài.  Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt.  Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >>  Dạy và học 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.  CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh  (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >>  Dạy và học 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm  2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.   QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh  hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >>  Dạy và học 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In  Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular,  after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage.  Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >>  Dạy và học 11 tháng 9(

Dạy và học 15 tháng 9(15-09-2021)

CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/

TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/

TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên…

NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền

TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình

VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua.

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim

ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi.

em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ.

em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi.

ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**)

TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim

Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời

Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh.

Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc.

Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống

Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh.

NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông.

Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền

Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới.

Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay

hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình

đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử …

(*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc!

Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*)

Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ.

MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim.

“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức  trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.)   Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.

Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương  tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên,  tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử.  Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là  cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức.  Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên  Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học  thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên  sau phủ, đón mẹ  là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu.

Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi  Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864  Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3  năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được  vua  Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại  mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi.

Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, …

Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!)

Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác …

Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như  Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An).

Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng,  Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài.  Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt.  Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây.

Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây:

Dạy và học 14 tháng 9(14-09-2021)

DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP

VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi

Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.  CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này

(VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh  (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học.

Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?.

Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?

Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá.

Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác.

Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?

Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước.

Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó.

Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công.

Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc.

Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu.

Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ.

Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản.

Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.

Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm.

Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường.

Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”.

Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.

Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản…

Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới.

Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >>  Dạy và học 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm  2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan,  Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô  nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp,  vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803),  nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập;  họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn  ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều  “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.   QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông  Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh  hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851),  nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà  Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với  bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời  truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh”  do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >>  Dạy và học 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In  Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular,  after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage.  Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >>  Dạy và học 11 tháng 9(

Dạy và học 13 tháng 9(13-09-2021)

DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm  2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt