Tuyển Sinh Sau Đại Học Y Dược Tphcm 2022

Tuyển Sinh Sau Đại Học Y Dược Tphcm 2022

Đối tượng tuyển thẳng vào đại học được xét theo quy định tại Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học năm 2024 của Trường. Cụ thể như sau:a1. Thí sinh thuộc diện Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào học đại học một trong tất cả các ngành.a2. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cử tham gia, thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng, đã tốt nghiệp THPT:Môn Sinh học:- Giải nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Y khoa hoặc Răng - Hàm - Mặt;- Giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc tế: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Y khoa hoặc Răng - Hàm - Mặt;- Giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế: được tuyển thẳng vào học đại học một trong các ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Hộ sinh, Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hình răng, Dinh dưỡng.Môn Hóa học:- Giải nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Dược học;- Giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc tế: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Dược học;- Giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Hóa dược.Môn Vật lí:- Giải nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Dược học.- Giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc tế: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Dược học.a3. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cử tham gia, thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng, đã tốt nghiệp THPT có dự án hoặc nội dung đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến:Lĩnh vực y, sinh học và nội dung đề tài phù hợp với ngành đào tạo:- Giải nhất: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng;- Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học một trong các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Hộ sinh, Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hình răng, Dinh dưỡng.Lĩnh vực hóa học, dược học và nội dung đề tài phù hợp với ngành đào tạo:- Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Hóa dược.Việc xác định nội dung đề tài nghiên cứu khoa học liên quan và phù hợp với ngành đào tạo do Hội đồng tuyển sinh quyết định.

Tìm hiểu về chuyên ngành Hộ Sinh?

Hộ sinh hay còn được gọi tên là Y tá hộ sinh sẽ được học những kiến thức cũng như kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến việc sinh nở. Ngành học hướng tới đào tạo nên nhứng nguồn nhân lực chất lượng có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ em, từ đó giúp đảm bảo sự an toàn về mặt sinh lý, tâm lý của mẹ và bé.

Trong các bệnh viện, hộ sinh là những người trực tiếp theo dõi quá trình chuyển dạ của các sản phụ, báo cáo tình hình của các sản phụ đến với bác sĩ, cũng là người chuẩn bị tất cả mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ tư vấn trực tiếp, cải thiện sức khỏe cho phụ nữ, sản phụ hay những trẻ em. Ngoài ra, họ còn đảm nhiệm là những người tuyên truyền các chính sách dân số, chính sách kế hoạch hóa gia đình thông qua các chương trình giáo dục cụ thể như: các biện pháp tránh thai an toàn, cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, giáo dục giới tính cho trẻ em ở độ tuổi mới lớn…

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học chuyên ngành Hộ sinh

Hộ sinh được đánh giá là một ngành học có cơ hội xin được việc làm tốt nhất trong các ngành y dược khác. Hàng năm, với 1,5 triệu ca sinh đẻ, trên cả nước ta đang cần thêm hàng ngàn nữ hộ sinh. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng hộ sinh nước ta không chỉ còn thiếu rất nhiều mà còn bị phân bổ không đồng đều.

Bên cạnh đó, tại các thành phố lớn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh ngày càng tăng cao. Hộ sinh là bộ một phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống ngành y tế, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng. Do đó, các nữ Hộ sinh có thể làm việc tại các bệnh viện, cơ sở Y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe, phòng khám hay chăm sóc sản phụ tại nhà…

Cơ hội việc làm cho ngành hộ sinh vô cùng rộng mở

Sinh viên Chuyên ngành Hộ sinh có thể làm việc tại các cơ sở sau khi tốt nghiệp như:

Ngoài ra bạn còn có khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường như học: Thạc sĩ Điều dưỡng Phụ sản, Thạc sĩ Hộ sinh, Tiến sĩ Điều dưỡng Phụ sản, Tiến sĩ Hộ sinh

Trên đây là những thông tin liên quan đến chuyên ngành hộ sinh trường Đại học Y Dược TP.HCM do Hocmai.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình bạn nhé!

Các học viên trong lễ tốt nghiệp sau đại học Trường ĐH Y dược TP.HCM đợt tháng 3-2018 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

- Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ tổ chức thi tuyển chuyên khoa cấp I (CKI), chuyên khoa cấp II (CKII), trình độ thạc sĩ (cao học) và trình độ tiến sĩ (NCS) năm 2018 thuộc 28 ngành/chuyên ngành.

Điều kiện dự thi tuyển sinh CK1: thí sinh phải có bằng bác sĩ y đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ đăng ký dự thi chuyên ngành tương ứng với ngành được đào tạo ở trình độ đại học và có chứng chỉ hành nghề; hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi.

Có bằng bác sĩ y học dự phòng tốt nghiệp từ năm 2016 trở về trước và có thâm niên công tác 12 tháng liên tục (sau khi tốt nghiệp đại học) tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi, hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi chuyên ngành y tế công cộng hoặc y học dự phòng.

Riêng đối với bác sĩ làm việc liên tục từ trước ngày 1-1-2012 cho đến ngày đăng ký dự thi được dự thi chuyên ngành đang làm việc.

Điều kiện dự thi tuyển sinh CKII: người có bằng CKI hoặc thạc sĩ có chuyên ngành học đúng với chuyên ngành đăng ký dự thi và có chứng chỉ hành nghề.

Về thâm niên chuyên môn để dự thi: sau khi tốt nghiệp CKI hoặc 36 tháng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi. Hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi.

Điều kiện dự thi tuyển sinh thạc sĩ: có bằng bác sĩ, dược sĩ, cử nhân thuộc nhóm ngành sức khỏe tốt nghiệp đại học năm 2017 trở về trước và có ngành học đại học đúng với ngành đăng ký dự thi.

Riêng ngành y tế công cộng thí sinh có bằng cử nhân thuộc nhóm ngành sức khỏe do Trường ĐH Y dược TP.HCM cấp hoặc có bằng bác sĩ y học dự phòng, cử nhân y tế công cộng.

Đối với các học viên bác sĩ nội trú đã trúng tuyển vào tháng 9-2017 chỉ được đăng ký dự thi đúng với chuyên ngành đang học bác sĩ nội trú.

Trường hợp thí sinh có cơ quan công tác, phải có công văn của cơ quan cử đi dự thi.

Điều kiện xét tuyển sinh trình độ tiến sĩ: người dự tuyển phải có bằng thạc sĩ hoặc đại học: có bằng thạc sĩ phù hợp ngành đăng ký dự tuyển.

Yêu cầu ngành y tế công cộng: thí sinh có bằng thạc sĩ thuộc một trong các lĩnh vực sau: y học dự phòng, y tế công cộng, y học, dược học, y học cổ truyền, răng hàm mặt, điều dưỡng, xét nghiệm y học.

Yêu cầu ngành dịch tễ học: thí sinh có bằng thạc sĩ thuộc một trong các lĩnh vực sau: y học dự phòng, y học, dược học, y học cổ truyền, răng hàm mặt.

Hoặc bằng đại học tốt nghiệp loại giỏi: yêu cầu chuyên ngành y tế công cộng: thí sinh có bằng đại học thuộc nhóm ngành sức khỏe hoặc các ngành gần như công nghệ sinh học, môi trường; yêu cầu ngành dịch tễ học: thí sinh có bằng đại học học thuộc nhóm ngành sức khỏe.

Bài báo hoặc công trình nghiên cứu khoa học: là tác giả ít nhất 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

Văn bằng, chứng chỉ về năng lực ngoại ngữ: bằng đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài; hoặc bằng đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo ở Việt Nam cấp;

Hoặc chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc IELTS (Academic test) từ 5.0 trở lên do một cơ sở khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp còn trong thời hạn 2 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

Hoặc thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không phải tiếng Anh (tương đương) vẫn được công nhận và được cấp trong thời hạn 2 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn.

Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 21-5 đến hết ngày 25-5-2018

Nhận giấy báo dự thi: từ ngày 19-6 đến hết ngày 21-6-2018.

Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Phòng đào tạo sau đại học – Trường ĐH Y dược TP.HCM (217 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM)

Sáng 3-7 thí sinh tập trung tại Trường ĐH Y dược TP.HCM để nghe phổ biến quy chế và địa điểm thi.

Căn cứ Quyết định số 725/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 2 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hoạt động đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 19/2006/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế đào tạo Bác sĩ nội trú;

Căn cứ Quyết định số 1636/2001/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành quy chế đào tạo chuyên khoa cấp I sau đại học;

Căn cứ hướng dẫn số 589/HD-ĐHQGHN ngày 01 tháng 03 năm 2024 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh sau đại học năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội;

Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thông báo tuyển sinh Sau đại học năm 2024 như sau (Thông báo chi tiết xem tại đây)