Tiềm Năng Du Lịch Mice Ở Việt Nam

Tiềm Năng Du Lịch Mice Ở Việt Nam

Ngày 7/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra chương trình "Đại hội Công nghiệp Du lịch Quốc gia" lần thứ I (National Tourism Industry Summit), góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà.

Tổng quan về ngành Du lịch ở Việt Nam

Đánh giá về tình hình du lịch Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổng số khách du lịch nội địa đạt 45,5 triệu lượt khách, trong đó lượng khách quốc tế đạt khoảng 8,5 triệu lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018). Cũng trong giai đoạn này, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái). Ước tính trong năm 2019, du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Không có gì quá khó hiểu khi Việt Nam sở hữu những tiềm năng du lịch có một không hai trên thế giới: Với hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, 117 bảo tàng lưu giữ lịch sử hào hùng dân tộc ta, Việt Nam còn là một trong số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận 8 di sản, trong đó có 5 di sản văn hóa, 2 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Bên cạnh đó,các danh lam thắng cảnh từ miền núi đến đồng bằng, từ các khu dự trữ sinh quyển cho đến tài nguyên du lịch biển dồi dào cũng thu hút không ít khách du lịch đi tới chiêm ngưỡng và thưởng thức.

Ngoài ra Việt Nam còn nổi tiếng với những di sản văn hóa phi vật thể, 54 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa và phong tục tập quán riêng, tạo nên một nền ẩm thực đa dạng và phong phú, lọt vào top 15 quốc gia có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới.

Từ những nền tảng đó, Đảng và nhà nước ta xác định trọng tâm phát triển nền du lịch Việt Nam, đồng thời có những chính sách thu hút nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch tự do khai thác và hoạt động.

Ngành Du lịch có phải lo thất nghiệp?

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch cho hay, hiện nay ở nước ta có khoảng 1,3 triệu lao động trong ngành Du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước. Trong đó chỉ có 42% được đào tạo bài bản về du lịch. PGS.TS Phạm Xuân Hậu (Trưởng khoa Du lịch, trường đại học Văn Hiến, TP Hồ Chí Minh) nhận xét, tỉ lệ sinh viên ra trường từ các ngành Du lịch có việc làm như một bức tranh sáng dần, trong đó khoảng 70% trình độ đại học và cao đẳng, 80% trình độ trung cấp tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Với tốc độ phát triển du lịch trong những năm gần đây, ước tính đến năm 2020 ngành Du lịch Việt Nam sẽ tạo ra khoảng hơn 3 triệu việc làm cho các nhóm ngành du lịch và khách sạn. Tuy nhiên số lượng việc làm khổng lồ cũng kèm theo rất nhiều yêu cầu và thử thách. Một trong những đòi hỏi không thể thiếu của nhân viên Du lịch là kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống… Do đó, nhiều trường đào tạo du lịch hiện nay, trong đó có trường đại học Phú Xuân đã liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành, doanh nghiệp khách sạn để xây dựng các chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn. Ngoài các khóa học chuyên môn, trường đại học Phú Xuân còn tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia, đảm bảo cung cấp đủ hành trang cho sinh viên Du lịch.

Nếu nắm vững kiến thức chuyên môn và thành thạo các kỹ năng mềm, nhiều sinh viên năm 3, năm 4 ngành Du lịch của trường đại học Phú Xuân đã có thể tìm được việc làm với mức lương không nhỏ. Sau một năm tốt nghiệp, trên 95% sinh viên có việc làm phù hợp. Hơn thế nữa, khả năng thăng tiến, môi trường làm việc năng động, sáng tạo và cơ hội được tiếp xúc với các bạn bè khắp năm châu, mở mang tri thức cũng là lý do thu hút hàng ngàn các bạn trẻ đã, đang và sẽ tham gia vào ngành công nghiệp không khói này.

Với những tiềm năng sẵn có, sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành và đội ngũ doanh nghiệp du lịch có nhiều năm kinh nghiệm, chúng ta cùng tin tưởng, trong tương lai không xa, Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành tích vượt bậc, trở thành mũi nhọn kinh tế của đất nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động.

Ngày nay, du lịch không chỉ đơn thuần là dịp nghỉ dưỡng mà còn trở thành cơ hội cho các công ty tìm kiếm đối tác. Vì thế, các loại hình du lịch MICE (kết hợp giữa du lịch và hội nghị) ngày càng được ưa chuộng.

Về cơ bản, ở Việt Nam đang phổ biến 4 loại hình du lịch MICE sau:

Convention Tour: Du lịch hội thảo

Incentive Tour: Du lịch khen thưởng

Event/Exhibition Tour: Du lịch sự kiện/triển lãm

Convention tour là một loại hình du lịch kết hợp với tổ chức hội thảo, hội nghị, tạo điều kiện cho các chuyên gia trao đổi thông tin. Thường có quy mô lớn, số lượng khách tham gia có thể từ 300 đến 1500 người.

Loại hình du lịch hội thảo thường được chia thành hai loại:

Hội nghị chủ nhà: Một đơn vị tổ chức thực hiện, các đơn vị khác gửi thành viên tới tham dự.

Hội nghị thường niên: Các đơn vị tổ chức luân phiên tổ chức.

Convention Tour - Du lịch hội thảo

Incentive tour là một phương thức du lịch được thiết kế để tri ân những cá nhân hoặc nhóm người đã có những đóng góp xuất sắc cho công việc chung. Loại hình du lịch MICE này thường được kết hợp với các hoạt động giải trí, tăng cường mối quan hệ giữa nhân viên và công ty, từ đó góp phần xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ.

Incentive Tour - Du lịch khen thưởng

Trong những chuyến đi khen thưởng, nhân viên sẽ được tham gia vào các hoạt động tập thể như picnic, team building, cùng nhau tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ bên cạnh việc tận hưởng những khoảnh khắc nghỉ ngơi, thư giãn.

Du lịch MICE - Event/Exhibition tour

Event/Exhibition tour được tổ chức nhằm mục tiêu quảng bá và thúc đẩy một ngành nghề hoặc hoạt động cụ thể. Loại hình du lịch MICE này không giới hạn về quy mô hay số lượng người tham gia. Các tổ chức chủ trì sự kiện/triển lãm thường bổ sung thêm các hoạt động như liên hoan, cuộc thi,… để tăng thêm phần hấp dẫn. Du lịch này cũng thường đi kèm với việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến các thị trường mục tiêu hoặc đối tác tiềm năng.

Event/Exhibition Tour - Du lịch sự kiện/triển lãm

Các hoạt động trong du lịch triển lãm thường gồm:

Triển lãm sản phẩm, nơi các doanh nghiệp có cơ hội trình bày sản phẩm của mình đến khách hàng.

Triển lãm thương mại, chủ yếu phục vụ cho mục đích kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Meeting tour là sự kết hợp giữa du lịch và việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, nơi mọi người cùng nhau chia sẻ và thảo luận các giải pháp cho vấn đề hoặc giới thiệu những sản phẩm, ý tưởng sáng tạo mới.

Có hai hình thức chính của du lịch gặp gỡ:

Association Meeting: Là cuộc họp giữa các công ty, tổ chức với nhau, thường có từ 50 đến 200 người tham gia.

Cuộc họp nội bộ: Dành cho các nhân viên trong cùng một công ty hoặc tổ chức.

Du lịch MICE - Event/Exhibition tour

Event/Exhibition tour được tổ chức nhằm mục tiêu quảng bá và thúc đẩy một ngành nghề hoặc hoạt động cụ thể. Loại hình du lịch MICE này không giới hạn về quy mô hay số lượng người tham gia. Các tổ chức chủ trì sự kiện/triển lãm thường bổ sung thêm các hoạt động như liên hoan, cuộc thi,… để tăng thêm phần hấp dẫn. Du lịch này cũng thường đi kèm với việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến các thị trường mục tiêu hoặc đối tác tiềm năng.

Event/Exhibition Tour - Du lịch sự kiện/triển lãm

Các hoạt động trong du lịch triển lãm thường gồm:

Triển lãm sản phẩm, nơi các doanh nghiệp có cơ hội trình bày sản phẩm của mình đến khách hàng.

Triển lãm thương mại, chủ yếu phục vụ cho mục đích kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Meeting tour là sự kết hợp giữa du lịch và việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, nơi mọi người cùng nhau chia sẻ và thảo luận các giải pháp cho vấn đề hoặc giới thiệu những sản phẩm, ý tưởng sáng tạo mới.

Có hai hình thức chính của du lịch gặp gỡ:

Association Meeting: Là cuộc họp giữa các công ty, tổ chức với nhau, thường có từ 50 đến 200 người tham gia.

Cuộc họp nội bộ: Dành cho các nhân viên trong cùng một công ty hoặc tổ chức.