Ngày 27/9, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã phối hợp với huyện Quỳnh Nhai và các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách việc làm và thông tin thị trường lao động năm 2024 cho 90 người là lãnh đạo UBND các xã; công chức lao động, thương binh và xã hội xã; công chức văn hóa xã; ban quản lý các bản, xóm trên địa bàn huyện.
Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
(1) - Sự lệch pha về cung - cầu lao động tại tỉnh C:
+ Các ngành kĩ sư, sửa chữa, máy tính, du lịch, công nghệ, kĩ thuật… có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng đang thiếu hụt nguồn cung lao động.
+ Các ngành hành chính, ngân hàng… có nhu cầu tuyển dụng ít, nhưng lại dư thừa nguồn cung lao động.
- Tác động: sự lệch pha giữa cung và cầu về lao động đã giảm đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, khiến cho họ chuyển hướng đầu tư sang các tỉnh khác.
(2) - Thông tin 2 cho thấy, thị trường việc làm có vai trò kết nối cung - cầu đã:
+ Tổ chức gần 6.000 phiên giao dịch việc làm, giới thiệu và cung ứng gần 5 triệu lượt người, 68,5% trong số đó có kết nối việc làm thành công.
+ Góp phần giải quyết trên 8 triệu việc làm trên phạm vi cả nước.
+ Giúp thị trường lao động Việt Nam có sự chuyển biến tích cực.
Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường
(1) - Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên một số xu hướng tuyển dụng như:
+ Gia tăng tuyển dụng lao động ở các nhóm ngành, nghề về công nghệ cao, dịch vụ hoặc các ngành, nghề dựa trên nền tảng công nghệ.
+ Giảm tuyển dụng lao động ở các nhóm ngành nghề về: nông nghiệp, kĩ thuật công nghiệp giản đơn.
+ Tăng tuyển dụng lao động có chất lượng cao; giảm tuyển dụng lao động giản đơn.
(2) - Xu hướng tuyển dụng trên thị trường lao động luôn gắn liền với chiến lược, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước cùng với những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
(3) - Để có được việc làm phù hợp, học sinh cần:
+ Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp;
+ Nắm được xu hướng phát triển của thị trường lao động;
+ Tự đánh giá sở trường, nguyện vọng và điều kiện của bản thân để lựa chọn, định hướng nghề nghiệp.
Các lý thuyết kinh tế về việclàm
Khi xem xét quan hệ cung – cầu và sự biến động của lực lượng lao động ta có thể vận dụng các mô hình việc làm, cung cầu, dịch chuyển lao động, gia tăng và biến động việc làm. Các mô hình kinh tế có liên quan đến việc làm, thất nghiệp nổi tiếng như Thuyết tiếp thị địa phương, Trường phái cổ điển (A.Smith và D.Ricardo), Lý thuyết việc làm của J.M.Keynes, Lý thuyết việc làm và thất nghiệp của C.Mác mà ngày nay còn ảnh hưởng đến chính sách việc làm của nền kinhtế.
Tiếp thị địa phương được định nghĩa là: “Một kế hoạch tổng hợp đồng bộ giới thiệu về một địa phương với những đặc điểm nổi bật, các ưu thế hiện có và viễn cảnh phát triển lâu dài của địa phương đó nhằm thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh, những người du lịch, những cư dân đến địa phương đó tìm những cơ hội đầu tư kinh doanh hay thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương”.
Kinh tế học đã nghiên cứu hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và hiện tượng chảy máu chất xám của các nước thế giới thứ ba khi những người sinh viên tốt nghiệp không muốn quay về quê hương/đất nước cũ làm việc {Torado, 1998}. Lý do chính được giải thích cho hiện tượng này là cơ hội việc làm và mức thu nhập cao ở thành thị và các nước công nghiệp pháp triển.
Mặc dù đã tìm hiểu, khảo sát kỹ lưỡng trên nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng tác giả vẫn không tìm được các mô hình và thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Lý thuyết tiếp thị địa phương của Kotler et al {1993} được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu địnhtính.
Theo đó, sự hấp dẫn của địa phương thể hiện thông qua các hình ảnh, chính sách, cơ hội phát triển và điều kiện sống đối với dân cư nói chung, đối với sinh viên tốt nghiệp nói riêng. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được phát triển và làm rõ hơn trong lý thuyết tiếp thị địa phương (Marketing Places) của Kotler, Haider, Rein{1993}.
Theo Kotler et al{1993}, có ba thành phần chính tạo nên sự hấp dẫn của một địa phương cho việc thu hút dân cưmới:
▪Các vốn quý độc đáo của riêng địa phương đang có hoặc có tiềm năng nhưng chưa khai thác.
▪Các dịch vụ cho những con người cụ thể và gia đình của họ, như những ưu đãi về thuế, nhà ở hấp dẫn, môi trường giáo dục tốt, chi phí rẻ, điều kiện an sinh xã hội tốt, thái độ tích cực niềm nở đối với người mới đến v.v…
▪Các dịch vụ tái định cư, nỗ lực tìm kiếm cơ hội việc làm cho người thân hay đối tác.
Việc làm và thị trường việc làm
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
(1) - Công việc của anh M và mẹ anh có ý nghĩa:
+ Giúp mỗi cá nhân có thu nhập để duy trì, cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình.
+ Góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, giúp duy trì và phát triển đất nước.
- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp duy trì và cải thiện cuộc sống. Mỗi người có thể làm nhiều việc khác nhau: có việc làm chính thức hay việc làm không chính thức.
(2) - Doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm nhằm mục đích:
+ Giới thiệu tới người lao động những thông tin về doanh nghiệp mình;
+ Cung cấp thông tin về nhu cầu, mức lương tuyển dụng, từ đó mong muốn tuyển được những lao động có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Người lao động tham gia vào các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm nhằm mục đích:
+ Tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.
+ Tìm kiếm công việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân.
(3) - Các phiên giao dịch việc làm có tác dụng: kết nối cung - cầu lao động trên thị trường. Cụ thể là:
+ Cung cấp thông tin về doanh nghiệp, nhu cầu, mức lương tuyển dụng.
+ Giúp người lao động có thông tin, tiếp cận được đến các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng để tìm kiếm được việc làm.
Lý thuyết về việc làm của John MaynardKeynes
John Meynard Keynes được biết đến như là một nhà kinh tế lỗi lạc với công trình nổi tiếng là Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, xuất bản năm1936. J.M.Keynes cho rằng tăng đầu tư làm tăng tổng cầu và tăng việc làm và Nhà nước có vai trò chủ động can thiệp đến tổng cầu, sản lượng và việc làm của nền kinh tế. Đồng thời khuynh hướng tiêu dùng biên và lãi suất cũng ảnh hưởng tới tập hợp cầu và xác định mức việc làm. Dẫn đến, để kích thích kinh tế, Thứ nhất, giảm lãi suất cho phép tăng tín dụng;
Theo đó, giả thuyết của Keynes khi tính số lượng việc làm: Việc làm tương đương với đơn vị việc làm được chia nhỏ bằng các đơn vị công việc của công việc đơn giản (không có kỹ năng) và tiền lương/tiền công được xác định bằng đơn vị tiền công cho một đơn vị việc làm đơn giản (w). Khi đó công thức tính tổng tiền lương sẽ là: W = N x w, trong đó N: khối lượng việc làm. Gải thuyết như vậy cho phép đo lường khối lượng việc làm mà không quan tâm đến vấn đề chất lượng lao động trình độ, kỹ năng kỹ thuật của lao động, mức độ phức tạp, trang bịvốn,…
Lý thuyết việc làm và thất nghiệp củaC.Mac
Việc làm chiếm vị trí quan trọng và đầy ý nghĩa trong tác phẩm “Tư bản” của Các Mác. C.Mac dựa trên các lý luận căn bản về giá trị thặng dư, quy luật dân số và đặc biệt là cấu trúc hữu cơ của vốn. Công thức cơ bản về giá trị hàng hóa (c + v + m) được cấu thành từ ba yếu tố: (c): Tư bản cố định; (v): Tư bảnlưu động và (m): giá trị thặng dư. C.Mac cho rằng cấu trúc hữu cơ của tư bản thay đổi trong quá trình tích lũy là nguyên nhân căn bản của gia tăng hay giảm dần việc làm tương đối (tư bản lưu động) so với tư bản cố định. Trong quá trình làm thay đổi cấu trúc hữu cơ của tư bản, người công nhân vô hình dung đang làm giảm việc làm và đang tự biến mình thành nhân khẩu thừa tươngđối.
Thái độ là một sự biểu lộ về cảm giác tinh thần mà nó phản ánh những đánh giá tiêu cực hay tích cực đối với một đối tượng nào đó (nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ,…). Như là một kết quả của các quá trình tâm lý, thái độ không thể quan sát một cách trực tiếp nhưng nó có thể được suy ra từ những lời nói hoặc hành vi của con người. Có nhiều quan điểm về thái độ, Gordon Allport (1970) định nghĩa: “Thái độ là một trạng thái thiên về nhận thức (learned) để phản ánh việc thích hay không thích một đối tượng cụ thể nàođó”.