(BKTO) - Năm 2023, thị trường gạo toàn cầu chứng kiến sự biến động mạnh do lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, tình trạng biến đổi khí hậu, nhất là hiện tượng thời tiết El Nino diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng tới các nước sản xuất gạo chủ chốt. Giá gạo thế giới tăng cao và nguồn cung hạn hẹp trở thành mối nguy mới đối với an ninh lương thực toàn cầu.
Hội nhập xu hướng xuất khẩu gạo qua thương mại điện tử
Xu hướng xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2022, xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD và đang trên đà tăng mạnh. Điều này cho thấy việc xuất khẩu gạo qua thương mại điện tử là lĩnh vực có triển vọng mà các doanh nghiệp có thể khai thác.
Một trong những sàn thương mại lớn nhất thế giới là Amazon đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Amazon dự báo doanh thu thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tới 11 tỷ USD trong 3 năm tới.
Việc xuất khẩu gạo Việt Nam hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng cho sản phẩm gạo Việt Nam.
Đọc thêm: Cập nhập: Ứng dụng thương mại điện tử trong xuất nhập khẩu 2023
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua và đang có xu hướng mở rộng sang những thị trường “khó tính” như Mỹ.
Bên cạnh những cơ hội do nhu cầu tiêu thụ gạo của người tiêu dùng Mỹ tăng cao cũng như xu hướng sử dụng gạo Việt của họ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh giá cả và cước phí vận chuyển cao.
Từ đó, doanh nghiệp cần hướng tới những giải pháp mang tính toàn diện như nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại và hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử để góp phần mở rộng thị trường và gặt hái được nhiều thành công cho nền xuất khẩu gạo nước nhà.
Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng đáng kể và đạt được thành tựu nổi bật.
Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gạo tính đến tháng 9 năm 2023 đạt tới 3,66 tỷ USD, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỷ lục này đã vượt kỷ lục mà xuất khẩu gạo Việt Nam đạt được vào năm 2011 (3,65 tỷ USD) với sản lượng gạo cần phải sản xuất thấp hơn 0,5 triệu tấn so với năm 2011.
Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu
Để xuất khẩu gạo sang Mỹ thành công, việc nâng cao chất lượng là vô cùng quan trọng. Mỹ là một thị trường có các quy định chặt chẽ về chất lượng và an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo rằng gạo xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất và các chất phụ gia.
Trong vấn đề quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần quản lý điều kiện vận chuyển, bảo quản và lưu trữ gạo để đảm bảo không có sự hư hỏng hay mất mát chất lượng trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, việc tương tác chặt chẽ với khách hàng Mỹ để hiểu và đáp ứng yêu cầu của họ về chất lượng gạo cũng rất quan trọng.
Nâng cao chất lượng gạo là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự cam kết từ phía nhà sản xuất, cơ quan chức năng và ngành công nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng và thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Mỹ.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại là vô cùng thiết thực. Xúc tiến thương mại có thể giúp mở rộng và tiếp cận các thị trường mới cho xuất khẩu gạo. Qua việc tìm kiếm cơ hội thương mại, xây dựng mối quan hệ với đối tác kinh doanh và tham gia các triển lãm thương mại, nhà sản xuất gạo có cơ hội tiếp cận với khách hàng mới và tăng doanh số xuất khẩu.
Bên cạnh đó, xúc tiến thương mại cho phép nhà sản xuất gạo quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu của họ trên thị trường quốc tế. Qua việc tham gia các sự kiện thương mại, triển lãm và hoạt động quảng cáo, nhà sản xuất có thể tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo lòng tin cho khách hàng về chất lượng và uy tín của gạo Việt Nam.
Lạm phát lương thực vẫn dai dẳng ở châu Á
Lạm phát đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại ở một số nước châu Á, nhưng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vào tháng 11/2023, lạm phát tại Philippines đạt 4,1%, so với mức 3,1% ở Mỹ và 2,4% ở Khu vực đồng euro (Eurozone). Gần một phần ba mức tăng này là do giá gạo tăng. Giá lúa mỳ và ngô đã tăng vọt trên toàn cầu vào năm 2022 sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nơi được coi là vựa lúa mỳ của châu Âu. Trong khi lạm phát lương thực ảnh hưởng nặng nề đến Mỹ và châu Âu, thì tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine lại tương đối hạn chế ở châu Á.Nhưng từ đầu năm đến nay, "trung tâm" của lạm phát lương thực đã chuyển sang châu Á, nơi chiếm khoảng 80% nhu cầu gạo toàn cầu. Trong khi giá lúa mỳ quốc tế đã bắt đầu giảm, thì giá gạo lại tăng lên mức cao nhất trong vòng 15 năm vào cuối tháng 12/2023, tăng khoảng 40% so với hồi tháng 1/2023. Thế giới dường như đang sắp rơi vào một vòng xoáy tiêu cực, trong đó những lo ngại về an ninh lương thực và thời tiết bất thường khiến các nước sản xuất ngũ cốc phải tích trữ, càng làm trầm trọng mối lo về nguy cơ nguồn cung bị thiếu hụt. Nhà kinh tế hàng đầu phụ trách khu vực châu Á tại HSBC, Frederic Neumann cho biết, ký ức về cuộc khủng hoảng giá thực phẩm ở châu Á trong năm 2008 vẫn còn in sâu. Giá thực phẩm tăng vọt trên toàn thế giới cách đây 15 năm do dòng tiền đầu cơ đổ vào thị trường. Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), giá của nhiều loại thực phẩm đang biến động mạnh, xảy ra ở 7 trong 8 loại cây trồng chủ lực trong năm 2023.Lạm phát lương thực đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân ở Nam Á và Đông Nam Á, nơi thực phẩm chiếm 30% đến 50% tổng chi tiêu hộ gia đình, so với khoảng 10-20% ở các nền kinh tế đã phát triển. Giá lương thực cao hơn cũng ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ. Để đối phó với lạm phát gia tăng, Ngân hàng trung ương Philippines đã nâng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản (0,25%) lên 6,5%/năm tại cuộc họp khẩn cấp hồi cuối tháng 10/2023.Có nhiều đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vốn đi đầu trong việc thắt chặt tiền tệ toàn cầu, sẽ chuyển sang chính sách nới lỏng vào năm 2024, làm dấy lên kỳ vọng rằng nền kinh tế Mỹ có thể hạ cánh mềm. Tuy nhiên, nhiều nước châu Á chưa thoát khỏi khó khăn với lạm phát lương thực vẫn đang âm ỉ, khiến các nhà hoạch định chính sách trong khu vực tiếp tục phải đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là cân bằng giữa kiểm soát giá cả và tăng trưởng kinh tế.
Theo báo cáo mới nhất về “Triển vọng Hàng hóa Toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới (WB), giá gạo toàn cầu dự kiến sẽ không giảm đáng kể trước năm 2025, do các biện pháp hạn chế xuất khẩu từ các nước sản xuất lớn và mối đe dọa từ hiện tượng EI Nino.Giá gạo toàn cầu năm 2023 ước tăng trung bình hơn 28% so với năm 2022, và dự kiến sẽ tăng thêm 6% vào năm 2024. Nguyên nhân là do hiện tượng El Nino, phản ứng với chính sách từ các nhà xuất khẩu và nhập khẩu quan trọng...Theo một nghiên cứu của Trung Quốc, lúa là loại cây trồng dễ bị tổn thương nhất và có khả năng mất mùa cao nhất trong thời gian xảy ra hiện tượng El Nino. Trung Quốc đang trải qua đợt hạn hán có thể là khốc liệt nhất trong hai thập kỷ ở nhiều vùng trồng lúa. Ngoài các thách thức nói trên, gạo cũng thiếu hụt vì nhu cầu tăng cao, trong bối cảnh trở thành nguồn thay thế hấp dẫn cho các loại ngũ cốc bị thiếu hụt và tăng giá mạnh do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine.Theo hãng tin Bloomberg, giới phân tích thị trường và một số thương nhân dự báo sản lượng gạo trái vụ từ hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Thái Lan sẽ giảm trong quý I/2024 do thời tiết khô hạn và mực nước tại các hồ chứa xuống thấp. Trong khi nông dân trồng lúa tại nước nhập khẩu gạo hàng đầu là Indonesia vẫn đang chống chọi với hạn hán.Để đảm bảo nguồn dự trữ gạo của đất nước, Chính phủ Indonesia đã chỉ đạo Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) nhập khẩu thêm 2 triệu tấn gạo vào năm 2024. Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc Bulog, ông Budi Waseso, chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất lúa gạo địa phương cũng như điều kiện thời tiết. Nếu dự báo sản lượng lúa gạo bị thiếu Bulog sẽ cung cấp đủ để bù đắp sự thiếu hụt.
Tính đến giữa tháng 12, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao là 655-660 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tháng trước do nguồn cung không còn nhiều. Các thương nhân cho biết nguồn cung chỉ có thể tăng trở lại vào tháng 3 năm sau khi nông dân thu hoạch vụ Đông xuân.
Việc Ấn Độ ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo để ổn định thị trường trong nước và nguồn cung tại một số quốc gia bị sụt giảm do El Nino đã thúc đẩy nhu cầu và giá gạo tăng cao trong thời gian qua. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi từ diễn biến này của thị trường.
Chỉ tính riêng trong tháng 11 vừa qua, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 667 USD/tấn, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 35,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ trước đến nay và cao hơn cả mức giá 665 USD/tấn đối với gạo trắng 5% tấm đang được chào bán trên thị trường.
Mặt khác, giá gạo của Việt Nam hiện đang cao hơn đáng kể so với các nhà cung cấp khác như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…
Diễn biến giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam từ năm 2021-2023. (Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan)
Về xuất khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu 600.481 tấn gạo, với kim ngạch 400,3 triệu USD, giảm 5,5% về lượng và giảm 1,6%% về kim ngạch so với tháng trước,.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 11, xuất khẩu gạo đã đạt hơn 7,64 triệu tấn, với kim ngạch 4,33 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 14,5% về lượng và tăng 34,1% về kim ngạch.
Do năm nay giá gạo trên thị trường ở mức cao nên các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, dẫn đến lượng tồn kho cuối năm khá mỏng và do Đồng bằng sông Cửu Long vào cuối vụ thu hoạch Thu Đông, còn vụ Đông Xuân 2023-2024 vẫn chưa bắt đầu nên lượng lúa gạo hàng hóa trong dân không còn nhiều. Nguồn cung khan hiếm sẽ kéo giảm lượng gạo xuất khẩu trong tháng cuối năm và đầu năm 2024.
Mặc dù vậy, năm 2023 được đánh giá là một năm thành công đối với ngành gạo khi xuất khẩu mặt hàng này liên tiếp phá sâu các kỷ lục. Tính chung trong cả năm 2023, khối lượng gạo xuất khẩu có thể lên đến hơn 8 triệu tấn và kim ngạch thu về khoảng 3,8 – 3,9 tỷ USD.
Ngoài các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ và EU cũng tăng rất mạnh.
Điều này cho thấy, chất lượng và thương hiệu gạo Việt Nam cũng đang được nâng lên rõ rệt. Mới đây, gạo ST25 của Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (tỉnh Sóc Trăng) đã đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023 tại Hội nghị Thương mại Lúa gạo Toàn cầu do The Rice Trader tổ chức tổ chức từ ngày 28 – 30/11/2023 tại Cebu, Philippines. Đây là lần thứ hai giống gạo ST25 đoạt giải nhất, lần đầu là năm 2019.
Ngoài ra, đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” cũng đã chính thức được phê duyệt.
Mục tiêu chung của đề án là hình thành 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị. Đề án sẽ áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Chi tiết báo cáo thị trường gạo tháng 11/2023 tại đây:
Hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến quý IV năm 2023, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu lên tới khoảng 4 tỷ USD.
Nhu cầu tiêu thụ gạo lớn mở cửa tiềm năng cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam vươn tầm thế giới, đặc biệt là chạm đến thị trường “khó tính” như Mỹ.
Vậy cơ hội nào cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển trên thị trường này? Những thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải là gì? Hãy cùng AGlobal tìm hiểu nhé!