Dăm gỗ được xem là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn. Và chiếm một phần lớn kim ngạch trong tổng trị giá xuất khẩu gỗ Việt Nam hàng năm. Theo thống kê gần đây, xuất khẩu dăm đem lại 1,5 tỷ USD, tương đương 15-18%. Lượng dăm xuất khẩu hàng năm khoảng 12 triệu tấn, tương đương với 24 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Vậy dăm gỗ là gì? Tại sao dăm gỗ lại được ưa chuộng trên thị trường quốc tế? Hãy cùng Phương Quân tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
Năm 2024, sự cạnh tranh trong xuất khẩu dăm gỗ không chỉ đến từ các quốc gia truyền thống như Việt Nam, Indonesia, mà còn từ những quốc gia mới nổi trong lĩnh vực này. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ và tối ưu hóa quy trình sản xuất để giữ vững thị phần.
GREEN MECH luôn đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ mới nhất. Với các sản phẩm như máy mài dao băm tự động, hệ thống băng tải hiệu suất cao, và máy sàng lắc hiện đại, GREEN MECH giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nguyên liệu sản xuất viên nén gỗ
Dăm gỗ là vật liệu sinh khối dùng để sản xuất viên nén mùn cưa hay viên nén gỗ. Thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại dăm gỗ được ép thành các viên gỗ nhỏ và cứng. Viên nén gỗ có độ ẩm thấp, độ tro thấp và nhiệt lượng phát ra cao. Do đó, viên nén gỗ được dùng để thay thế các loại chất đốt truyền thống. Ngoài ra, viên nén gỗ còn an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. Vậy nên ngày càng được ưa chuộng trên những thị trường.
Việt Nam thuộc danh sách những nước đang thiếu hụt nguồn gỗ tự nhiên. Do các cơ sở sản xuất và chế biến gỗ đang trên đà tăng đột biến. Do đó, việc sử dụng dăm gỗ được nghiền từ phế phẩm gỗ làm nhiên liệu đốt thay thế nguồn gỗ tự nhiên là một sự lựa chọn hoàn hảo. Hơn nữa, dăm gỗ có giá thành rẻ hơn các nguồn gỗ tự nhiên, đặc tính dễ bén lửa, lượng sinh nhiệt cao, chi phí rẻ. Chính vì vậy hiện nay dăm gỗ cũng là sản phẩm được các nước trên thế giới nhập khẩu để thay thế các loại nguyên liệu đốt khác.
Bột giấy được nghiền từ dăm gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Hiện nay, công suất sản xuất giấy tại Trung Quốc và Nhật Bản là rất lớn. Do đó, kéo theo nhu cầu cực kỳ cao của các nước này về nguồn bột giấy. Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu bột giấy chủ yếu của hai nước này, lên tới 60%. Với nguồn cung trong nước hạn chế, Trung Quốc sẽ tiếp tục dựa vào các nước láng giềng để cung cấp nguyên liệu sản xuất bột giấy trong tương lai.
Chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu
Trong ngành công nghiệp dăm gỗ, chất lượng sản phẩm không chỉ là yêu cầu cơ bản mà còn là yếu tố quyết định sự thành công trên thị trường quốc tế. Những yêu cầu ngày càng cao về độ ẩm, kích thước và hàm lượng tạp chất buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe từ phía khách hàng, đặc biệt là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Để cạnh tranh hiệu quả, không chỉ cần có giá cả hợp lý, mà chất lượng dăm gỗ phải luôn đạt đến mức hoàn hảo.
GREEN MECH cung cấp các giải pháp toàn diện và tối ưu cho quy trình sản xuất dăm gỗ, từ máy băm gỗ có khả năng băm đồng đều, máy sàng lắc loại bỏ tạp chất cho đến hệ thống kiểm soát chất lượng tự động. Các thiết bị của GREEN MECH được thiết kế để giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình sản xuất, đảm bảo mỗi lô hàng dăm gỗ đều đạt chuẩn chất lượng cao nhất.
Hơn nữa, với khả năng vận hành ổn định và tiết kiệm năng lượng, thiết bị của GREEN MECH giúp doanh nghiệp không chỉ giảm chi phí sản xuất mà còn duy trì được tính nhất quán về chất lượng sản phẩm. Việc kiểm soát chặt chẽ mọi khâu trong quy trình, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng, giúp doanh nghiệp xây dựng được uy tín vững chắc, gia tăng lòng tin từ các đối tác quốc tế, và mở ra nhiều cơ hội phát triển trên các thị trường mới.
Sự đầu tư vào công nghệ tiên tiến của GREEN MECH không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với các yêu cầu và tiêu chuẩn thay đổi, bảo vệ vị thế cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận trong dài hạn.
Tăng cường ứng dụng công nghệ số
Việc ứng dụng công nghệ số đang trở thành xu hướng tất yếu trong quản lý sản xuất và chuỗi cung ứng dăm gỗ, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các hệ thống quản lý thông minh cho phép giám sát chặt chẽ mọi giai đoạn của quy trình, từ thu mua nguyên liệu, sản xuất đến vận chuyển, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn nhất quán và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe.
GREEN MECH đi đầu trong việc tích hợp công nghệ số vào thiết bị sản xuất dăm gỗ của mình, mang lại khả năng theo dõi và quản lý toàn diện quá trình sản xuất. Các thiết bị này được trang bị hệ thống giám sát thời gian thực, cung cấp dữ liệu chi tiết về hiệu suất, chất lượng, và các thông số quan trọng khác, giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ số còn giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn với những biến động của thị trường, từ đó tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu chi phí vận hành. Điều này không chỉ cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp duy trì tính linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng mọi yêu cầu từ khách hàng quốc tế, củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Liên hệ để được báo giá và tư vấn kĩ hơn về lợi thế cạnh tranh của dăm gỗ Việt Nam
Thị trường dăm gỗ quốc tế năm 2024 đang mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức. Việc nắm bắt và thích ứng với các xu hướng mới sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì mà còn mở rộng thị phần trên thị trường toàn cầu. Với các giải pháp công nghệ tiên tiến từ GREEN MECH, doanh nghiệp của bạn sẽ luôn sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe nhất từ thị trường quốc tế.
Máy băm gỗ công suất lớn của GREEN MECH giúp tái chế và xử lý gỗ hiệu quả, tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu và tạo môi trường làm việc bền vững cho doanh nghiệp. Ngoài máy băm gỗ, chúng tôi cung cấp máy chế biến gỗ công nghiệp như máy nghiền, máy sàng dăm gỗ, máy ép, máy mài dao, và máy bóc vỏ cây.
Hãy đến với GREEN MECH để trải nghiệm sự chuyên nghiệp và khác biệt, cùng nhau đóng góp tích cực cho ngành chế biến gỗ Việt Nam.
Để được tư vấn chi tiết, hãy truy cập website: maybam.vn hoặc liên hệ ngay số Hotline (Zalo): 0935.995.035 hoặc qua số tổng đài: 094.110.8888 để được hỗ trợ.
BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG DĂM GỖ TUẦN 37 (09/09 – 15/09/2024)
Báo cáo thị trường dăm gỗ tuần 37 (09/09 – 13/09/2024) cung cấp cái nhìn tổng quan về diễn biến giá cả, xuất khẩu và nguồn cung tại các cảng lớn trong bối cảnh thời tiết mưa bão, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng của bão Yagi. Cơn bão số 3 này đã gây ra những thiệt hại lớn cho các khu vực cung cấp gỗ như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, và Lạng Sơn, khiến nhiều xưởng sản xuất, bãi dăm chìm trong nước và làm gián đoạn hoạt động khai thác, sản xuất.
Tác động lớn từ bão Yagi đã dẫn đến lượng hàng về các cảng giảm mạnh, đặc biệt là tại cảng Cái Lân và Nghi Sơn. Nhiều tuyến đường vận chuyển bị ngập lụt, trong khi các phương tiện vận chuyển đường thủy cũng phải tạm dừng hoạt động do nước sông dâng cao. Hậu quả là giá thu mua dăm gỗ có sự dao động, với các cảng miền Trung và miền Nam ghi nhận xu hướng tăng giá nhẹ do nguồn cung khan hiếm, trong khi miền Bắc đối mặt với nguy cơ giảm giá do việc khai thác gỗ sớm từ cây gãy đổ sau bão.
Dự kiến trong thời gian tới, các đơn vị xuất khẩu sẽ tiếp tục cạnh tranh nguồn hàng để đảm bảo hợp đồng, nhưng giá xuất khẩu dự báo không có biến động lớn do sức ép từ thị trường quốc tế.
I. TỔNG HỢP GIÁ DAO ĐỘNG TRONG TUẦN TẠI CÁC CẢNG Cảng Cái Lân Lượng hàng về cảng thấp do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều xưởng chưa quay trở lại sản xuất. Giá thu mua dăm ở mức 2.92 – 3.02 triệu đồng/tấn với đường thuỷ và ở mức 2.97 – 3.07 triệu đồng/tấn với đường bộ. Cảng Nghi Sơn Giá thu mua ở mức 2.95 triệu đồng/tấn, lượng hàng về cảng giảm do ảnh hưởng của mưa. Cảng Chân Mây Tại cảng Chân Mây, giá giá thu mua ở mức 3.0 – 3.1 triệu đồng/tấn Cảng Phú Mỹ Lượng tồn tại các cảng thấp sau khi các đơn vị liên tục xuất hàng. Giá thu mua dăm về cảng Bà Rịa Vũng Tàu ở mức 2.98 – 3.08 triệu đồng/tấn.
II. TỔNG HỢP GIÁ DĂM GỖ XUẤT KHẨU TRONG TUẦN 37 Giá xuất khẩu dăm gỗ chưa có biến động mới trong tháng 9. Giá FOB dăm gỗ xuất khẩu Trung Quốc ở mức 139 – 143 USD/tấn. Giá FOB dăm xuất khẩu Nhật Bản ở mức 141 – 144 USD/tấn.
III. TỔNG HỢP LƯỢNG DĂM XUẤT MIỀN BẮC & LƯỢNG DĂM TỒN TẠI CẢNG Tuần này lượng dăm xuất khẩu đạt 609 nghìn tấn, giảm 15 nghìn tấn so với tuần trước. Tại các cảng miền Bắc có 3 tàu xuất khẩu 100 nghìn tấn. Lượng dăm xuất khẩu miền Trung tuần này có 14 tàu với khoảng 499 nghìn tấn. Khu vực miền Nam không có tàu rời đi. Tổng đã có 17 tàu đã rời cảng tại Việt Nam trong tuần 37/2024.
IV. THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀU DĂM GỖ Từ đầu tháng 9/2024 đến ngày 13/09, có tổng cộng 57 tàu dăm gỗ có lịch cập cảng tại Việt Nam với tổng lượng dăm gỗ xuất khẩu dự kiến khoảng 2,132 nghìn tấn. Tuần này lượng dăm xuất khẩu đạt khoảng 609 nghìn tấn, giảm 15 nghìn tấn so với tuần trước. Tại các cảng miền Bắc có 3 tàu xuất khẩu 100 nghìn tấn. Lượng dăm xuất khẩu cảng miền Trung tuần này có 14 tàu với khoảng 499 nghìn tấn. Khu vực miền Nam không có tàu rời đi. Tổng đã có 17 tàu đã rời cảng tại Việt Nam trong tuần 37/2024.
XU HƯỚNG TUẦN TỚI Đến 24h00 ngày 13/09, số lượng tàu đang lấy hàng là 9 tàu với lượng khoảng 340 nghìn tấn, số tàu chuẩn bị cập cảng vào trong thời gian tới là 14 tàu với lượng 559 nghìn tấn do đó tổng lượng dăm cần lấy khoảng 899 nghìn tấn. Lượng xuất khẩu dăm gỗ tuần 38/2024 dự kiến tăng so với tuần 37/2024. Tại cảng Nghi Sơn có 3 tàu xuất khẩu 60 nghìn tấn. Tại cảng Chân Mây có 1 tàu xuất khẩu 39 nghìn tấn.
V. NHẬN XÉT CHUNG VÀ XU HƯỚNG TUẦN TỚI Giá thu mua dăm tăng tại miền Trung và miền Nam, khu vực miền Bắc đi ngang. Tại miền Nam, giá dăm tăng 10 nghìn đồng/tấn. Lượng tồn tại các cảng thấp sau khi các đơn vị liên tục xuất hàng. Thời tiết mưa tại nhiều khu vực cũng gây ảnh hưởng tới lượng hàng về cảng.
VI. XU HƯỚNG TUẦN TỚI: Giá gỗ nguyên liệu dự kiến giảm tại miền Bắc trong tuần tới do cây gãy đổ nhiều buộc người dân phải khai thác và bán sớm. Trong khi nhiều xưởng chưa thể hoạt động trở lại do ảnh hưởng của lũ lụt khiến người dân không có nhiều lựa chọn đầu ra. Tại miền trung, giá gỗ keo băm dăm có xu hướng tăng sau khi các đơn vị xuất khẩu khiến tồn kho dăm giảm nhu cầu từ các nhà máy nội thất, gỗ xẻ ở mức cao. Tại miền Nam, thời tiết mưa nhiều hơn có thể khiến nguồn cùng gỗ giảm, gỗ cao su có thể tăng nhẹ do nhu cầu cao. Giá xuất khẩu có thể ổn định trong tháng 9. Giá dăm tại các cảng miền Bắc có thể giữ ở mức cao do mưa bão và lũ lụt khiến nguồn cung giảm mạnh. Tại miền Trung, giá có xu hướng tăng nhẹ sau khi các đơn vị thương mại xuất hàng khiến tồn kho giảm. Tại miền Nam, các đơn vị thương mại chưa thể giảm giá do thời tiết mưa khiến nguồn cung giảm.
– Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tháng 8/2024 ước tính tăng 10% so với cùng kỳ.
Trong tháng 8/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước tính đạt 1.35 tỷ USD, giảm 2.2% so với tháng 7/2024, nhưng tăng 4.5% so với tháng 8/2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 931 triệu USD, giảm 5.1% so với tháng 7/2024, nhưng tăng 10.1% so với tháng 8/2023. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước tính đạt 10.2 tỷ USD, tăng 20.6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 7 tỷ USD, tăng 22.1% so với cùng kỳ năm 2023.
– Hoạt động sản xuất dăm gỗ thiệt hại năm nề sau bão Yagi
Tính đến ngày 10/09, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến nhiều xưởng và bãi dăm vẫn đang chím trong nước. Nhiều khu vực cung cấp gỗ lớn như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn đều gặp khó khan trong sản xuất và khai thác gỗ. Không có xe hàng nào về hàng tại cảng Đa Phúc trong ngày 10/9. Hoạt động vận chuyển dăm gỗ đường thuỷ từ các cảng nội địa về Cái Lân buộc phải dừng lại do nước sông dâng lên cao. Vận chuyển hàng đường bộ cũng gặp nhiều khó khan do nhiều tuyến đường ngập lụt, nước chưa có dấu hiệu rút. Tại một số bãi cảng xuất khẩu khu vực Cái Lân, Hải Phòng bị hỏng cần trục và băng truyền khiến vận chuyển dăm gỗ lên tàu gặp nhiều khó khăn và kéo dài thời gian lấy hàng của các tàu. Dự kiến giá dăm gỗ tại miền Bắc có thể tăng trong thời gian tới khi lượng đơn chào xuất khẩu trong tháng 9 ổn định, các đơn vị cạnh tranh nguồn hàng để đảm bảo hợp đồng đã ký. Tuy nhiên dự kiến giá sẽ không tăng mạnh do giá xuất khẩu trong tháng 9 không có biến động nhiều so với tháng 8. Nếu giá tăng quá cao các đơn vị thương mại xuất khẩu sẽ không có lợi nhuận.