2.1. Đối tượng tuyển sinh: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nếu hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, người học có thêm các chuẩn đầu ra:
– PLO 16: Áp dụng được các kiến thức nâng cao để giải quyết có hiệu quả các bài toán thực tế phức tạp, có tính chất liên ngành về phân tích ra quyết định, mô hình và thuật toán tối ưu, lập kế hoạch sản xuất, hệ thống vận tải và hậu cần quốc tế, thiết kế thực nghiệm trong lĩnh vực kĩ thuật hệ thống công nghiệp và logistics.
– PLO 17: Biết cách phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định, giải pháp một cách khoa học và hiệu quả, có khả năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn sâu, có khả năng sử dụng và phát triển các công nghệ và các quy trình quản trị tiên tiến.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– PLO 12: Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, có tinh thần chủ động và sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
– PLO 13: Có năng lực tự chủ, tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, có thể chịu được áp lực công việc cao, có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ được giao.
– PLO 14: Có trách nhiệm với đơn vị công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, tận tâm, công bằng, minh bạch, tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế làm việc của đơn vị công tác.
– PLO 15: Có phẩm chất đạo đức cá nhân và nghề nghiệp như kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, chính trực, có ý thức phản biện, mong muốn cải tiến và đổi mới, có trách nhiệm cộng đồng và xã hội, có lập trường chính trị vững vàng, có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước.
Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp bậc cử nhân, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để thực hiện các nội dung công việc:
– Các nội dung công việc có thể thực hiện:
– Phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ.
– Thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp.
– Phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ.
– Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm giảm chi phí sản xuất và vận hành.
– Quản lý logistics và chuỗi cung ứng.
– Quản lý các dự án công nghiệp.
– Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận.
– Quản lý logistics và chuỗi cung ứng.
– Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận.
– Phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong logistics và chuỗi cung ứng.
– Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm giảm chi phí vận hành hoạt động trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Sau khi tốt nghiệp bậc thạc sĩ, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhận các vị trí công tác sau:
– Chuyên viên quản lý thu, mua vật tư.
– Chuyên viên quản lý kho vận, giao nhận.
– Chuyên viên quản lý dự án công nghiệp.
– Chuyên viên quản lý chất lượng.
– Chuyên viên điều hành, quản lý sản xuất.
– Chuyên viên Điều độ, Kế hoạch.
– Chuyên viên thiết kế sản phẩm.
– Chuyên viên quản lý Logistics.
– Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách, phát triển dự án kỹ thuật hệ thống công nghiệp và logistics.
– Giảng viên giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực kỹ thuật hệ thống công nghiệp và logistics.
– Chuyên viên hoạch định, triển khai và quản lí các hoạt động các hệ thống công nghiệp và logistics.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– PLO 18: Có năng lực nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến, kết luận mang tính chuyên gia, có năng lực hợp tác và trách nhiệm cao trong quản lí, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Cử nhân ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp và logistics có khả năng thích ứng và làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa; khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc cao hơn, cụ thể:
– Có khả năng tự cập nhật các kiến thức mới liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật hệ thống công nghiệp và logistics, đảm bảo khả năng xây dựng và vận hành các hệ thống công nghiệp và logistics.
– Có khả năng nghiên cứu, học tập độc lập để nâng cao trình độ (thạc sĩ, tiến sĩ) trong các môi trường nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, học viện, đại học, trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước.
Kiểm soát và quản lý chất lượng
Thiết kế và vận hành tối ưu các hệ thống dịch vụ logistics
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin hỗ trợ vận hành
Kiểm soát và quản lý chất lượng
Nguyên Hiệu phó Trường Đại học Bách Khoa; Nguyên trưởng Bộ môn KTHTCN, Nguyên Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc Gia; Nguyên Phó hiệu trưởng, Hiệu Trưởng, trưởng Bộ môn KTHTCN trường Đại học Quốc tế;
Nguyên Hiệu phó Trường Đại học Quốc tế; Nguyên Phó Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Bách Khoa; Nguyên Trưởng Bộ môn KTHTCN – Bách Khoa.
Nguyên Hiệu phó Đại học Nguyễn Tất Thành; Nguyên Chánh văn phòng Hiệu trưởng Đại học Nguyễn Tất Thành
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin (Information Technology)
Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin
Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ kỹ thuật
• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tổ chức, nghiên cứu và triển khai các vấn đề trong ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin.
• Đào tạo thạc sỹ khoa học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin; đồng thời có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập được trong môi trường quốc tế, có kiến thức để tiếp tục học ở bậc đào tạo tiến sĩ.
2. Mục tiêu cụ thể - Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục
2.1. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo thạc sỹ kỹ thuật Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin là trang bị cho người tốt nghiệp:
• Kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin; Vận dụng được các kiến thức công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm, xây dựng các giải pháp và ứng dụng trong ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin,
• Có kỹ năng làm việc trong một môi trường ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực và môi trường quốc tế, đáp ứng đòi hỏi của các dự án trong ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin,
• Có kỹ năng phát hiện, mô hình hóa các vấn đề và vận dụng kiến thức, công cụ kỹ thuật hiện đại, kỹ năng thực hành để giải quyết các bài toán đặt ra, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. 2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục: Sau khi tốt nghiệp, Thạc sỹ kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội phải đạt được chuẩn đầu ra của chương trình CNKT cùng với các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sỹ theo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin.
1. Có kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin, kiến thức nâng cao và chuyên sâu theo chuyên ngành. Có khả năng thiết kế và phát triển các hệ thống, sản phẩm liên quan đến chuyên ngành đào tạo:
1.1. Nắm vững các kiến thức Toán và khoa học cơ bản, toán cho công nghệ thông tin vào giải quyết các bài toán kỹ thuật;
1.2. Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở cốt lõi ngành bao gồm mô hình hóa và phân tích phần mềm, các hệ cơ sở dữ liệu tiên tiến, v.v. trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ Thông tin;
1.3. Nắm vững và có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành, tiếp cận các lĩnh vực/định hướng ứng dụng về Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin trong xây dựng và phát triển các hệ thống, dịch vụ, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin;
1.4 Nắm vững và có khả năng áp dụng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật, công nghệ và công cụ trong việc thiết kế, phát triển, triển khai, vận hành các sản phẩm, dịch vụ CNTT, nhất là các phần mềm chuyên dụng và các hệ thống thông tin quy mô lớn, phức tạp;
1.5. Hiểu biết, nắm vững và có khả năng áp dụng phương pháp, kỹ thuật và công nghệ mới, đa lĩnh vực vào phát triển các sản phẩm và ứng dụng CNTT theo yêu cầu thực tế;
2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
2.1. Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật, hiểu biết các phương pháp tiếp cận khác nhau của quá trình xây dựng công nghệ, thích hợp với mọi mặt: kinh tế -xã hội, đạo đức nghề nghiệp, luật pháp và an toàn thông tin;
2.2. Có khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
2.3. Có tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
2.4. Có tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
2.5. Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; 2.6. Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
3. Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
3.1. Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);
3.2. Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
3.3. Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt chứng chỉ B1.
4. Có khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học. Khả năng tìm tòi các vấn đề thực tiễn, vận dụng kiến thức chuyên ngành để nghiên cứu, đề xuất và đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
4.1. Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ thông tin với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;
4.2. Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp công nghệ thông tin, tham gia xây dựng dự án công nghệ thông tin;
4.3. Tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học;
4.4. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin;
4.5. Có khả năng đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin.