Tác Giả Bài Thơ Nhớ Mùa Thu Hà Nội

Tác Giả Bài Thơ Nhớ Mùa Thu Hà Nội

Hà Nội có chong chóng Cứ tự quay trong nhà Không cần trời thổi gió Không cần bạn chạy xa Hà Nội có nhiều hoa Bó từng chùm cẩn thận Mấy chú vào mua hoa Tươi cười ra mặt trận Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao Hà Nội có nhiều hào Bụng súng đầy những đạn Và có nhiều búp bê Bóng tròn cho các bạn Hà Nội có tàu điện Đi về cứ leng keng Người xuống và người lên Người nào trông cũng đẹp Mấy năm giặc bắn phá Ba Đình vẫn xanh cây Trăng vàng chùa Một Cột Phủ Tây Hồ hoa bay…

Hướng dẫn soạn bài Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Câu 1 (Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):

* Tính cách, phẩm chất của cô Hiền:

- Cô Hiền là nhân vật trung tâm của truyện. Cũng như người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thằng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh.

- Cô sống rất chân thành, thẳng thắn: Hòa bình lặp lại ở miền Bắc, cô Hiền không hề giấu giếm quan điểm của mình: “vui hơn nhiều, nói cũng hơi nhiều”, theo cô “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”...

- Là một người có đầu óc quan sát thực tế: Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và “đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những điều đàm tiếu của thiên hạ”...

+ Việc hôn nhân: lấy chồng trước ba mươi tuổi, chồng cô là một ông giáo tiểu học chăm chỉ.

+ Việc sinh con: dừng lại ở tuổi 40 sau khi sinh được 5 người con để nuôi dạy cho chu đáo.

+ Việc dạy con: dạy con từ những cái nhỏ nhất, dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội.

- Là một người yêu nước thầm kín: Đất nước bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “tao đau đớn mà bằng lòng”, “vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”...

* Tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội là một sự khẳng định những phẩm chất cao đẹp của con người cô, những tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Những người Hà Nội như cô bình thường và vô danh nhưng là “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội”. Ánh vàng đó chính là truyền thống đẹp đẽ, cốt cách trong sáng của con người nơi đây.

Câu 2 (Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Nhân vật tôi: Là người có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội.

- Lúc đầu nhân vật còn tỏ ra nghi ngại, giữ khoảng cách với cô Hiền.

- Về sau anh khâm phục, ngợi ca khẳng định nét đẹp của người Hà Nội, nét đẹp trong bề sâu nhân cách con người.

- Thể hiện một tình yêu sâu nặng, cách nhìn nhận về Hà Nội: đa chiều, lịch lãm.

Anh là đứa con trai đầu mà cô Hiền rất mực yêu quý. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, Dũng “tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ”, anh đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu suốt mười năm trở về lại Hà Nội trong ngày toàn thắng.

→ Nhân vật góp phần tô điểm thêm cốt cách tinh thần của người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của thanh niên Việt Nam.

c, Người mẹ Tuất: người mẹ yêu thương con hết mực, bà nén chịu nỗi đau mất con, tiếp tục sống, tiếp tục xây dựng cuộc sống.

d, Những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật tôi về Hà Nội

- Đó là ông bạn trẻ đạp xe như gió... làm xe người khác suýt đổ, lại còn phóng xe vượt qua rồi lên mặt chửi: “tiên sư cái anh già”.

- Đó là những người mà nhân vật tôi quên đường hỏi thăm, những người trả lời sõng hoặc hất cằm, có những người giương mắt nhìn như con thú lạ...

→ Đó là một góc khác, những “hạt sạn của Hà Nội” mà người nghệ sĩ đã dám thẳng thắn nhìn vào và phản ánh trong tác phẩm của mình.

Câu 3 (Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):

Chuyện cây si cổ thụ đổ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm về quy luật bất diệt của cuộc sống. Cây si dù bị bật một phần rễ vẫn hồi sinh, lại trổ cành, xanh lá nhờ ý thức bảo vệ của con người.

→ Vẻ đẹp, sức sống, truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng bền bỉ, trường tồn cùng tạo vật, thiên nhiên.

=> Ý nghĩa triết luận đậm nét, sâu sắc của chi tiết nghệ thuật cây si cổ thụ đổ đã thể hiện sinh động phong cách ngòi bút của Nguyễn Khải.

Câu 4 (Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):

- Đặc sắc trong giọng điệu trần thuật: giọng điệu đầy chiêm nghiệm, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí.

=> Làm nên chất tự sự vừa đời thường vừa hiện đại.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải:

+ Đặt nhân vật trong nhiều quan hệ (gia đình, xã hội), nhân vật được soi chiếu trên nhiều bình diện (hôn nhân, nuôi dạy con cái, quản lí gia đình, cách nhìn nhận đối với con người và hiện tượng xung quanh, quan niệm và cách xử thế...).

+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và nhân vật khác.

+ Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách ( ngôn ngữ nhân vật cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát, ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, pha một chút hài hước, vui vẻ...).

Top những bài thơ tháng 8 tình yêu

Không biết tự bao giờ mùa thu lại trở thành điểm hẹn của những tình yêu còn dang dở. Đặc biệt, vào những tháng độ thu vừa “chín mùi” như tháng 8 lại có càng nhiều những gửi gắm trăm năm.

Đóa phượng vĩ nghiêng màu đỏ thắm, lòng thi nhân thâm thẩm muộn phiền. Sợ không kịp nói lời yêu thương, sợ không chờ được khoảnh khắc giao mùa đẹp đẽ. Phải chăng vì vậy mà họ lại lựa chọn tháng 8 để viết nên những “bản tình ca” da diết. Chúng ta hãy cùng điểm qua những bài thơ tình yêu tháng 8 nhé!

Hạ tàn rồi nắng ngã sắc hanh hao

Chùm phượng vĩ thầm thì câu ly biệt

Tiếng ve sầu đâu còn ngân da diết

Phút giao mùa với tha thiết, bâng quơ

Heo mây về lùa trăn trở vào thơ

Lời yêu thương mãi chực chờ ngẫm nghĩ

Nên tỏ bày hay thầm thì chôn kĩ

Dạ rối bời bao suy nghĩ miên man

Lá thay màu, thơ bỗng hóa dở dang

Câu với vần cứ lang thang mải miết

Để lời yêu dần trôi xa biền biệt

Lòng chạnh buồn khôn xiết những riêng man

Hoa sữa nồng thoang thoảng giấc mơ hoang

Gói tâm tư trái ngang vào ảo mộng

Gửi lời yêu vào chiều thu gió lộng

Thả nỗi buồn vào khoảng trống mênh mông...

Thu lại về giữa hoang hoải hư không

Heo may biêng biếc tím chân thu

Nghiêng nghiêng vành nón tóc buông hờ

Tháng tám mây già cõng nhớ thương

Lạnh lẽo đìu hiu góc phố phường

Chiều nay biêng biếc tím vương trời

Nhặt nắng ngồi nghe chuyện một người.

Viết thơ tình vào thu tháng tám

Nghe buồn vời vợi giữa đêm thu sầu

Những lời thơ tha thiết mông lung

Bài thơ viết vội nghìn trùng tới anh

Mùa thu năm đó khắc tên chúng mình

Xưa chúng mình như hình với bóng

Mình ta đếm bước đường về quá xa

Bài thơ tháng tám chờ mong ai về.

Chào tháng tám bầu trời trong xanh

Như đôi mắt em sinh vào tháng tám

Những cô gái hồn nhiên, dịu dàng như câu hát

Khúc giao mùa tháng tám mến yêu ơi.

Tháng tám như em duyên dáng nụ cười

Hiền dịu quá, nồng nàn như hơi thở

Cũng giống mùa thu, em hay buồn vô cớ

Như lá vàng ngơ ngác giữa heo may.

Yêu tha thiết, chẳng bao giờ dám nói

Như hoa sữa nở trắng chiều vời vợi

Nhưng chỉ thơm nồng khi mỗi tối anh qua.

Tháng tám em mơ dưới ánh trăng ngà

Như hoa thắm, lần đầu giơ tay hái

Mong hạnh phúc về ru khúc hát tình yêu.

Tháng tám như em xinh xắn, yêu kiều

Như hoa nở trong nắng chiều lấp lánh

Mùa chín đỏ, khắp mọi miền chim đến

Rối rít gọi bầy, rối rít gọi thu ơi.

Tháng tám như em quyến rũ lòng người

Những cảm xúc bình yên và sâu lắng

Trong buổi sớm mùa thu vừa hửng nắng

Tháng tám bồi hồi… tháng tám gọi tên em…

Tháng Tám thu về nắng nhạt phai

Đường xưa quyến luyến giấc mơ dài

Lắng đọng tâm tư những tháng ngày

Phảng phất hương thơm gió mới lùa

Trinh nguyên thiếu nữ tóc mây đưa

Tháng Tám thu sang rụng lá vàng

Hẹn ước trao duyên dệt mộng đầy

Thu nay vẫn lẻ bóng trang đài...

Héo hắt cung trầm nhịp điệu rơi

Tình thu thổn thức trong hoài vọng

Quạnh quẽ đìu hiu thu lá bay...

Cảm ơn em mảnh tình đêm tháng tám

Sài Gòn yêu ngày ấy chợt nắng mưa

Cho thu mãi đong đưa sầu muôn thuở

Đêm lặng lẽ giọt tình sa vụn vỡ

Sương mây mờ loang lở bóng tình nhân

Nhịp yêu thương đọng lắng nỗi bâng khuâng

Niềm nhung nhớ mấy tầng cao chất vội

Trời tháng tám mưa tình thu biến đổi

Em Sài Gòn vời vợi nỗi nhớ thương

Anh xa xôi mờ mịt bước tha hương

Tình trôi lạc bốn phương trời xa thẳm

Đêm lạnh lẽo vòng tay tìm hương ấm

Nắng tâm tình em góp gởi trao anh

Sưởi lòng đơn lạnh vắng đã bao năm

Cảm ơn em mảnh tình đêm tháng tám.

Tháng 8 là thời điểm vàng để mùa thu phô bày vẻ đẹp và nét đặc trưng nhất. Không có cái nóng bức còn vương vấn của mùa hạ, không hối hả bởi cơn gió lạnh mùa đông. Mùa thu biết đem những ưu điểm của mình khắc sâu vào tâm trí của con người.

Những làn mưa nhè nhẹ tưới mát, những ngọn gió se se xào xạc, cánh lá vàng khe khẽ rụng rơi, tất cả hòa quyện với nhau êm đềm như một danh tác. Để rồi cuối cùng, người thi nhân không kìm được lòng mình mà viết nên những áng thơ. Những bài thơ tháng 8 mùa thu mang đến cho đọc giả không chỉ là khung cảnh thiên nhiên thơ mộng mà còn là thế giới tâm hồn trong trẻo ngân nga.

Tháng tám triều dâng nước vỡ bờ

Lữ khách sang sông vẫn đứng chờ

Mặc cho ngày tháng lửa hương già

Tháng tám thu sang thấm nỗi buồn

Lòng người rách nát lá sầu tuôn

Vầng trăng lạnh lẽo như băng giá

Tháng tám cô đơn trĩu nặng hồn!