Quy Chế Kỷ Luật Trong Công Ty

Quy Chế Kỷ Luật Trong Công Ty

Hiện nay, công ty luật hợp danh là một trong các tổ chức hành nghề luật sư. Vậy đặc điểm của công ty luật hợp danh là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của công ty luật hợp danh? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết các thông tin về công ty luật hợp danh trong bài viết sau nhé!

Cơ cấu, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Cơ cấu thành viên công ty luật hợp danh được phân loại theo những tiêu chí khác nhau như nguồn vốn đầu tư, mức độ, tỷ lệ chiếm giữ vốn góp và tư cách pháp lý của công ty. Mỗi loại thành viên có một địa vị pháp lý khác nhau trong quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của công ty.

Năng lực và trình độ của luật sư góp phần rất lớn trong việc điều hành công ty. Luật sư khi hành nghề không chỉ là những nhà đầu tư thuần túy, mà họ còn là những luật sư cung cấp các sản phẩm dịch vụ pháp lý cao mang tính chuyên nghiệp hóa cho khách hàng.

Các luật sư của công ty hợp danh không chỉ đòi hỏi về năng lực, trình độ mà còn cần sự trung thành, cẩn trọng đối với cộng đồng vì công lý và mang tính nhân văn cao cả.

Xem thêm: Đặc điểm của công ty hợp danh

Cơ chế phân chia quyền lực trong công ty

Cơ cấu tổ chức, điều hành và cơ chế quản lý của công ty luật hợp danh dựa trên nền tảng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức công ty luật không có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các thành viên với nhau.

Sự phân chia quyền lực trong công ty không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn mà còn được xây dựng dựa trên cơ sở tư cách pháp lý của các thành viên. Đây là một điểm khác biệt nổi bật về sự phân chia quyền lực của công ty luật hợp danh so với các loại hình công ty khác.

Quyền đại diện của công ty luật thuộc về tất cả các thành viên hợp danh (gọi là luật sư). Thông thường, các thành viên hợp danh sẽ thống nhất và lựa chọn người đại diện phù hợp với công ty trong tất cả các thành viên hợp danh của công ty.

Công ty sẽ thiết lập quyền bình đẳng giữa các thành viên với nhau mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty. Cơ sở để minh chứng cho người đại diện công ty được ghi nhận tại hợp đồng thành lập, điều lệ công ty hay trong Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh.

Cơ chế hoạt động của công ty được điều chỉnh bằng các thiết chế pháp luật chung đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ chế còn được điều chỉnh bởi các thiết chế pháp luật chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực ngành nghề, tập quán và đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

Cơ chế quản lý này không chỉ tạo nên sự khác biệt trong việc phân chia quyền lực của công ty so với các loại hình kinh doanh khác mà còn góp phần thể hiện tính chuyên nghiệp, bền vững trong quản trị công ty luật hiện nay.

Các câu hỏi xoay quanh công ty luật hợp danh

7.1 Khi nào sẽ chấm dứt hoạt động của của tổ chức hành nghề luật sư?

Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động như tự chấm dứt, hợp nhất hoặc sáp nhập thì chậm nhất là 30 ngày, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư, Sở Tư pháp ở địa phương (nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh).

Ngoài ra, trước thời điểm chấm dứt hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư phải thanh toán xong các khoản nợ và làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với nhân viên, luật sư của tổ chức hành nghề luật sư.

Tổ chức hành nghề luật sư phải thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Đối với các trường hợp nếu không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.

Căn cứ theo Điều 47 Khoản 1 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

1. Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

b) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động;

c) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

d) Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập;

đ) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết.

Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động như bị thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì trong thời hạn 7 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Cơ quan thuế, Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi giấy phép.

Trong thời gian 60 ngày (tính từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động) thì tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ và làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư hoặc nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.

Trường hợp chấm dứt hoạt động khi Giám đốc hoặc Trưởng văn phòng luật chết thì trong thời hạn 7 ngày, Sở Tư pháp sẽ ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh.

Trong vòng 7 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Cơ quan thuế và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Ngoài ra, giải quyết về quyền lợi tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

7.2 Khi nào tạm dừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư?

Căn cứ theo Điều 46 Khoản 1 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc tạm dừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

1. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh, chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày tạm dừng hoặc tiếp tục hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá hai năm.

Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau đây:

a) Tên tổ chức hành nghề luật sư;

b) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động;

d) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;

e) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.

Ngoài ra, Sở Tư pháp có quyền yêu cầu tổ chức tạm ngừng hoạt động khi phát hiện tổ chức đó không có đủ điều kiện để hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật ban hành.

Trong thời gian tạm ngừng hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ trước đó và nộp đủ số thuế còn nợ. Phải hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động (không tính các trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện thì phải thỏa thuận lại với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng đó. Tuy nhiên, nếu tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động thì văn phòng giao dịch, các chi nhánh cũng phải dừng hoạt động.

Thông tin về công ty luật hợp danh là nội dung mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Mọi thắc mắc về công ty các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến AZTAX để được giải đáp nhanh nhất nhé! Đừng quên theo dõi các bài viết bổ ích khác của AZTAX nhé!

Xem thêm: Công ty hợp danh có được giảm vốn điều lệ hay không?