Em muốn hỏi về mức tiền dưỡng sức sau sinh ạ. Sau khi sinh công ty cho em nghỉ dưỡng sức sau sinh 5 ngày. Vậy 5 ngày này em được nhận bao nhiêu tiền ạ?
Có bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa là nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Theo đó, nghĩa vụ nói chung và nghĩa vụ quân sự nói riêng là việc cá nhân trong độ tuổi phải phục vụ trong quân đội khi được gọi nhập ngũ, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú…
Bên cạnh đó, nghĩa vụ quân sự gồm nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân:
– Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ: Công dân nam trong độ tuổi có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi tại thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
– Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị: Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ mà chưa phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội.
Như vậy, có thể thấy, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam. Riêng công dân nữ thì thực hiện nghĩa vụ quân sự theo diện tự nguyện và nếu quân đội có nhu cầu.
Những ai được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự?
Theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự, độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng người học đại học, cao đẳng thì được tạm hoãn đến hết 27 tuổi nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ: Phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16 năm 2016.
– Có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên hoặc từ lớp 7 trở lên với địa phương khó đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân…
Mặc dù nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc với công dân đủ điều kiện, tuy nhiên không phải ai cũng thuộc diện gọi nhập ngũ. Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự, các đối tượng sau đây được miễn gọi nhập ngũ:
– Con liệt sĩ, thương binh hạng một.
– Một anh/một em trai của liệt sĩ.
– Một con của thương binh hạng hai; bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an.
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc tại vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
Ngoài ra, phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016 liệt kê các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực gồm: Tâm thần, động kinh, bệnh Parkinson, điếc, di chứng do lao xương, khớp, phong, các bệnh lý ác tính, nhiễm HIV, khuyết tật mức độ nặng và đặc biệt nặng.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh có tính chủ nhật không?
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Tức thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh sẽ bao gồm cả ngày làm việc và ngày lễ, Tết và nghỉ hằng tuần.
Thực tế, ngày Chủ nhật hằng tuần thường được các doanh nghiệp lựa chọn làm ngày nghỉ hằng tuần cho nhân viên để họ có thời gian nghỉ ngơi sau 01 tuần làm việc vất vả.
Do đó, dù ngày Chủ nhật là ngày nghỉ hay ngày làm việc thì thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh vẫn sẽ tính cả ngày Chủ nhật.
Nghỉ dưỡng sức được bao nhiêu tiền?
Tiền nghỉ dưỡng sức được tính theo quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 3 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
Tiền dưỡng sức = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ
- Thời gian nghỉ: Từ 05 đến 10 ngày.
- Mức lương cơ sở = 1,8 triệu đồng tháng (áp dụng từ 01/7/2023).
Tương ứng với đó, người lao động nghỉ dưỡng sức sẽ được thanh toán số tiền sau:
- Nghỉ 05 ngày: Tiền dưỡng sức = 30% x 1,8 triệu đồng x 5 ngày = 2,7 triệu đồng
- Nghỉ 07 ngày: Tiền dưỡng sức = 30% x 1,8 triệu đồng x 7 ngày = 3,78 triệu đồng
- Nghỉ 10 ngày: Tiền dưỡng sức = 30% x 1,8 triệu đồng x 10 ngày = 5,4 triệu đồng
Số tiền dưỡng sức nêu trên sẽ được chi trả bởi cơ quan bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động sẽ lập hồ sơ yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán tiền cho người lao động.
Trong thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, người sử dụng lao động không phải trả lương cho người đó (theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019).
Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Nghỉ dưỡng sức có tính ngày lễ không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, gọi ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh có được hưởng lương không?
Lao động nữ nghỉ dưỡng sức sau sinh có được hưởng lương hay không? Mình muốn hỏi mình nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ là 7 ngày cả ngày thứ 7, chủ nhật. Vậy theo luật thì công ty có được trừ lương mấy ngày nghỉ của mình đó không?
Theo Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi nghỉ dưỡng sức sau sinh người lao động sẽ được hưởng 30% lương cơ sở cho một ngày nghỉ. Vậy nên nếu người lao động khi nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức thì sẽ hưởng theo mức trên và không hưởng lương những ngày nghỉ đó.
Năm 2023 người lao động nghỉ khám nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương?
Theo khoản 10 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự cũng được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Căn cứ Điều 12, Điều 13 Nghị định 13/2016/NĐ-CP, khi nghỉ làm để thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, người lao động sẽ được giải quyết quyền lợi như sau:
* Người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:
– Được chi trả bởi: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc, công tác.
* Người lao động không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:
– Được chi trả bởi: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Như vậy, những người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nghỉ làm để đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng nguyên lương của ngày làm việc đó.
Trong khi đó, những người lao động khác lại không được tính hưởng lương của ngày nghỉ mà thay vào đó được hỗ trợ tiền ăn và tiền tàu xe đi lại.
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật nghĩa vụ quân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 người lao động nghỉ khám nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, khám nghĩa vụ quân sự 2023 sẽ gồm 02 vòng:– Vòng 01: Vòng sơ tuyển;– Vòng 02: Vòng khám chi tiết.
ăn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP về xử phạt quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:– Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.– Phạt tiền từ 12 – 15 triệu đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.– Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:+ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;+ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 02 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.– Phạt tiền từ 25 – 35 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp sau:Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Nhiều phụ huynh nói bị động vì lịch nghỉ Tết, chuyên gia đề xuất ngành giáo dục chia thời gian nghỉ trong năm của học sinh thành nhiều đợt.
Với lịch nghỉ Tết 9 ngày của học sinh, chị Thanh Tuyết, phụ huynh lớp 8 tính xin cho con nghỉ thêm 2-3 ngày. Lý do là gia đình chị lái xe về Nghệ An ăn Tết, hai lượt đi-về đã mất 4 ngày.
Chị Tuyết nói bất cập khi học sinh được nghỉ lễ, Tết mỗi đợt chỉ một vài ngày, chưa kịp vui chơi thoải mái đã phải quay lại trường. "Muốn nghỉ thêm lại sợ con lỡ dở bài vở ở trường, bị trừ điểm rèn luyện, thi đua của lớp", chị chia sẻ.
Cũng quê miền Trung, gia đình anh Văn Thanh đã hủy kế hoạch về ăn Tết từ đầu tháng 11 vì lịch nghỉ quá ngắn. Biết tin Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đề xuất tăng thêm hai ngày nghỉ Tết, anh thấy thuận lợi hơn song vé tàu xe hiện khó mua.
"Sở điều chỉnh quá muộn. Vé tàu, xe ngày cao điểm đã hết từ lâu", anh Thanh nói.
Theo khảo sát của VnExpress hôm 30/10, hơn 20.000 độc giả (hơn 83% người tham gia) cho rằng lịch nghỉ Tết 9 ngày của học sinh TP HCM là ít, mong nghỉ nhiều hơn.
Như anh Thanh, chị Tuyết, nhiều phụ huynh chung ý kiến về bất cập khi học sinh được nghỉ lễ, Tết mỗi đợt chỉ một vài ngày, chưa kịp vui chơi thoải mái đã phải quay lại trường.
Trên các diễn đàn, nhiều người nêu thắc mắc sao ngành giáo dục không rút ngắn kỳ nghỉ hè, bù sang dịp Tết và cố định lịch nghỉ hàng năm để các nhà đỡ thấp thỏm.
Chị Thanh Lê, phụ huynh lớp 2 tại quận Bình Thạnh, cho hay thực tế trong ba tháng hè, con chị chỉ được nghỉ ngơi, đi chơi khoảng một tháng. Thời gian còn lại, chị phải gửi con đến các trung tâm dạy thêm vì không ai trông.
"Nếu không cho con đi học thêm thì sợ quên kiến thức, mất thói quen học hành vì 3 tháng khá dài, chơi miết cũng chán", chị nói. "Nếu các kỳ nghỉ của con được chia nhỏ và cố định, phụ huynh sẽ dễ dàng sắp xếp công việc, thay vì chờ lịch nghỉ chính thức, bị động khi mua vé tàu xe, máy bay".
Gửi ý kiến về VnExpress, một độc giả đề xuất ngành giáo dục cắt ngắn ba tháng hè, nghỉ nhiều đợt trong năm như Tết Âm lịch (hai tuần), 30/4 - 1/5 (hai tuần), nghỉ hè (6-8 tuần).
Nữ sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trong ngày khai giảng năm học 2024. Ảnh: Thanh Tùng
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh được nghỉ trọn vẹn ba tháng hè. Thời gian nghỉ Tết do các địa phương quyết định, song phải đảm bảo 35 tuần thực học trong năm.
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho hay kỳ nghỉ hè dài 3 tháng đã có từ thời Pháp thuộc, rồi trở thành thông lệ. Lý do là Pháp cũng có kỳ nghỉ này, phần nữa vì sự nóng bức của mùa hè ở Việt Nam.
"Gia đình có điều kiện sẽ cho con đi đó đây vui chơi. Ở nông thôn, các em giúp gia đình gặt hái mùa màng, phụ công việc nhà, tuyệt nhiên không có việc đi học thêm", PGS Nhĩ kể.
Tuy nhiên, ông nhìn nhận kỳ nghỉ hè đã bị biến tướng thành "học kỳ ba". Do đó, ngành giáo dục có thể tính toán việc chia thời gian nghỉ trong năm thành các đợt nghỉ nhỏ hơn để học sinh thực sự được nghỉ ngơi, vui chơi. Điều này cũng phù hợp với xu thế toàn cầu.
TS Nguyễn Thị Thu Huyền với kinh nghiệm quản lý các trường quốc tế, song ngữ tại TP HCM, nói việc chia nhỏ kỳ nghỉ trong năm phổ biến ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản. Học sinh có 3-6 kỳ nghỉ mỗi năm, mỗi lần khoảng 1-11 tuần, dài nhất là kỳ hè. Một số trường quốc tế ở Việt Nam cũng áp dụng cách này.
Theo bà, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy các kỳ nghỉ ngắn, kéo dài 1-3 tuần xen lẫn thời gian học chính khóa có lợi hơn cho học trò thay vì tập trung vào một kỳ nghỉ dài.
"Thời gian nghỉ ngắn giúp các em không đánh mất thói quen học tập, lại có thêm những trải nghiệm bên ngoài nhà trường", TS Huyền phân tích. "Giáo viên cũng được nghỉ để bồi dưỡng chuyên môn liên tục, tái tạo sức lao động. Điều này gián tiếp có lợi cho học sinh".
Cô Thu Hạnh, giáo viên THCS tại quận Gò Vấp, đồng tình nên kéo dài kỳ nghỉ Tết khoảng hai tuần, nghỉ hè muộn hơn bới không ảnh hưởng nhiều. Nhưng phương án chia nhỏ kỳ nghỉ trong năm, theo cô chưa hẳn phù hợp.
"Khi có thêm những kỳ nghỉ khác kéo dài 1-2 tuần, học sinh sẽ đi đâu, làm gì trong khi phụ huynh đi làm, không phải nhà nào cũng có thể nhờ ông bà trông con", cô nói. Hơn nữa, hè là thời gian ngành giáo dục tổ chức các kỳ thi, tuyển sinh đầu cấp khá bận rộn.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng việc thay đổi các kỳ nghỉ trong năm cho học sinh không chỉ là vấn đề nội bộ của ngành giáo dục. Bất kỳ điều chỉnh nào cũng ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt của gia đình, các hoạt động kinh tế - văn hóa liên quan.
Chị Thanh Trúc, phụ huynh học sinh lớp 9 và 6, đồng tình. Làm việc tại cơ quan nhà nước, chị không thể xin nghỉ vượt lịch chung của đơn vị. Nếu con nghỉ Tết dài hơn, chị không biết gửi ai trông.
Theo bà Thơ, để đưa ra quyết định đúng, cơ quan quản lý cần nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng. Ngoài ra, ngành cần tính toán đến đặc điểm khí hậu, kinh tế, văn hóa địa phương để đưa ra giải pháp phù hợp, không nên cứng nhắc với quy mô toàn quốc.
Còn PGS Trần Xuân Nhĩ nhìn nhận nếu có nhiều kỳ nghỉ trong năm, nhà trường có thể trở thành địa điểm tổ chức các khóa thể dục thể thao, kỹ năng, năng khiếu.
"Trẻ vẫn đến trường để vui chơi, học những cái khác với tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng", ông gợi ý.
Một cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho hay với cơ chế hiện tại, không địa phương nào có thể tự chia nhỏ kỳ nghỉ hè. Bởi Luật Giáo dục vẫn quy định học sinh phải trải qua một kỳ thi tốt nghiệp quy mô quốc gia, thường được tổ chức vào hè. Mặt khác, các ngày nghỉ lễ khác trong năm phải thực hiện theo Luật Lao động.
"Ý kiến của người dân, chuyên gia cũng có cái lý riêng. Vấn đề chia nhỏ kỳ nghỉ cũng từng được vài đơn vị đề xuất với Bộ Giáo dục nhưng rất khó", ông nói.