Last edited by a moderator: 4 Tháng chín 2021
Sinh viên Nhật: không cần điểm cao.
Học để qua môn: Có lẽ phải đến 80% số bạn bè người Nhật của tôi không quan tâm lắm đến điểm số ở trường đại học. Trường tôi, đại học Kyoto, cũng giống như nhiều trường khác ở Nhật có 4 mức điểm: Ưu (giỏi), Lương (khá), Khả (qua môn), và Bất Khả (trượt). Cũng giống như ở Việt Nam, nhiều sinh viên Nhật chỉ tập trung ôn luyện vào sát kỳ thi cuối kỳ và chỉ cần cố để đạt mức Khả. Thư viện trường luôn vắng vẻ quanh năm và chỉ đông kín người vào tháng 7 và tháng 1, mùa thi học kỳ ở Nhật. Xin việc ở Nhật không cần trình bảng điểm nên sinh viên Nhật không quá quan trọng việc cày cuốc đê lấy điểm cao mà chỉ cần đảm bảo lấy đủ tín chỉ để tốt nghiệp. Ngược lại, phần thiểu số có mong muốn học sâu hơn để nghiên cứu thì lại học hành rất nghiêm túc. họ chủ động trong việc tìm kiếm kiến thức và sở hữu nền kiến thức rất chắc chắn. Nhưng thực sự đối với họ điểm số cũng không phải là vấn đề, họ học để có được kiến thức thật sự. Cách đánh giá của giảng viên cũng rất rõ ràng: rất dễ dàng cho việc qua môn để lấy được tín chỉ, đôi khi chỉ cần đi học đủ hoặc đảm bảo yêu cầu tối thiểu của môn học; nhưng lại khó để đạt điểm cao khi cần cả những tư duy sáng tạo trong việc làm bài. Chính vì sự rõ ràng đó mà chuyện gian lận thi cử ở Nhật là rất hiếm. Sinh viên Nhật cũng thường ôn tủ theo đề bài các năm trước, gọi là Kakomon (Kako: quá khứ, Mon: chữ vấn trong vấn đáp nghĩa là câu hỏi) được truyền tay các khoá trước hoặc lưu trữ trên mạng internet.
Sinh viên Nhật: Văn hoá câu lạc bộ
Người Nhật vốn rất khép kín trong lớp học và chỉ thực sự cởi mở khi tham gia vào hoạt động của các câu lạc bộ trong trường học. Có tới hàng trăm câu lạc bộ thuộc đủ thế loại trong một trường đại học nhưng nhiều nhất là các câu lạc bộ về thể thao và âm nhạc. Các câu lạc bộ được tổ chức rất quy củ và có nhiều hoạt động thú vị. Nhiều sinh viện Nhật coi việc tham gia hoạt động câu lạc bộ còn quan trọng hơn việc học trên lớp. Tôi có một cậu bạn cùng lớp thậm chí còn bỏ học hẳn một kỳ để tham gia được hết các hoạt động của câu lạc bộ đua xe đạp, cũng có một cậu hậu bối khóa dưới trong câu lạc bộ còn quyết định lưu ban để được chơi trong câu lạc bộ thêm được một năm.
Ở trong các câu lạc bộ, quan hệ tiền bối – hậu bối rất quan trọng. Những quy tắc ứng xử trên dưới chặt chẽ trong xã hội Nhật cũng được thể hiện rất rõ trong các hoạt động câu lạc bộ. Những sinh viên tham gia câu lạc bộ trong cùng một năm thường chơi thành nhóm và phải nói chuyện lễ phép với các tiền bối. Các sinh viên năm nhất thường phải làm những công việc dọn dẹp sau mỗi lần hoạt động hoặc tổ chức biểu diễn.
Các sinh viên năm hai và năm ba thường giữ các vai trò quan trọng trong việc điều hành các hoạt động chính của câu lạc bộ. Những sinh viên các khóa trên sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn trong các cuộc nomikai (liên hoan câu lạc bộ, chủ yếu là uống), đặc biệt là trong các dịp chào đón thành viên mới vào câu lạc bộ. Việc có được thành tích tốt trong các hoạt động câu lạc bộ cũng giúp sinh viên Nhật có nhiều cơ hội kiếm được việc làm tốt. Cậu bàn cùng lớp của tôi là ngôi sao trong câu lạc bộ bóng bầu dục của nhà trường thường được ưu tiên không phải tham dự nhiều kỳ thi trong trường học và được nhận công việc tốt trước khi tốt nghiệp vì nhiều công ty tuyển những nhân viên như cậu vào để gây dựng phong trào thể thao trong nhân viên. Những sinh viên khỏe mạnh và năng động và có tài năng ở một lĩnh vực nào đó luôn là lựa chọn tốt cho các nhà tuyển dụng.
Sinh viên Nhật có rất nhiều tài lẻ nhưng họ không thường biểu lộ ra trừ khi bạn nhìn thấy họ sinh hoạt trong câu lạc bộ. Tôi tham gia vào một câu lạc bộ chơi nhạc unplugged ở đại học Kyoto và nhận ra nền tảng âm nhạc phổ thông của người Nhật là quá tốt. Chỉ là một câu lạc bộ trong số rất nhiều câu lạc bộ âm nhạc của trường nhưng chất lượng các buổi biểu diễn là rất cao, dụng cụ chỉnh âm và nhạc cụ cũng được chuẩn bị rất chu đáo và chuyên nghiệp hơn hẳn các buổi biểu diễn tôi từng tham gia lúc ở Việt Nam, các bài hát cũng được dàn dựng rất công phu. Những thành viên chủ chốt thường chơi được nhiều loại nhạc cụ và tiệm cận trình độ chuyên nghiệp, những thành viên thông thường khác cũng có thể chơi nhuần nhuyễn các ca khúc kinh điển, gần như ai cũng chơi được keyboard hoặc guitar.
Ngoài ra tôi cũng hay theo dõi các đội bóng đá trong trường tập luyện ở sân vận động: họ thường tập luyện các bài tập kỹ năng và nhồi thể lực hàng giờ đồng hồ trước khi đá tập, lối đá của họ cũng rất hiện đại và ít chạm thiên về tính đồng đội và kỷ luật. Không có gì lạ khi các trường đại học cũng là một cái nôi sản xuất ra vận động viên và nghệ sĩ chuyên nghiệp của Nhật. Một vài ví dụ tiêu biểu là Hanyu Yuzuru giành huy chương vàng trượt băng nghệ thuật Olympic Sochi khi là sinh viên đại học Waseda danh tiếng; nhóm nhạc huyển thoại Southern All Stars cũng xuất thân từ một ban nhạc sinh viên ở học viện Aoyama; Sakurai Sho của nhóm Arashi theo học tại đại học Keio,…
Bạn muốn trở thành sinh viên của một trường đại học ở Nhật Bản? Trước hết, bạn hãy hiểu rằng, việc vào học trong một trường đại học ở Nhật Bản không phải là điều dễ dàng đối với hầu hết mọi người. Thời gian chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh đại học khá dài và do đó, bạn sẽ cảm thấy rất căng thẳng.
Để giúp con mình đậu trường đại học danh tiếng, nhiều phụ huynh sẵn sàng cho con học thêm rất nhiều. Nhưng một khi vượt qua những khó khăn đó, đậu vào một trường đại học, cuộc sống đối với sinh viên sẽ dễ dàng hơn. Tôi từng nghe người ta nói rằng, vào được đại học Nhật thì khó, chứ tốt nghiệp lại rất dễ dàng!
Sinh viên Nhật: đi làm thêm (Arubaito)
Arubaito là thuật ngữ tiếng Nhật chỉ các công việc bán thời gian. Hầu hết sinh viên đại học có việc làm bán thời gian. Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng ramen, cửa hàng udon, nhà hàng, siêu thị, juku hoặc trường học là những nơi họ thường làm arubaito. Một cuộc khảo sát không chính thức mà tôi đã làm trong trường đại học của mình cho thấy rằng sinh viên có thu nhập từ arubaito thường để tự hỗ trợ mình trong các khoản thanh toán hóa đơn, cung cấp cho mình những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống tự lập một mình, mua sắm (chủ yếu cho nữ giới), đi du lịch và giao lưu xã hội (như uống rượu nomikai và karaoke).
Tóm lại, làm sinh viên ở đại học Nhật Bản là một trải nghiệm khá thú vị, rất vui vẻ nhưng bận rộn. Hơn hết, đây là tiền đề để bạn phát triển hơn trong cuộc đời về sau này!
Bổn phận gái tề gia tần tảo, Thờ tổ tiên trọn đạo dâu con. Giữ gìn đức hạnh tiết trinh, Chữ "Tùng" phận gái thật là đảm đang. Trăm năm tạc một chữ đồng, Tóc xanh đến tuổi bạc đầu còn thương. * Có những lúc trăng khuya gió sớm, Nhìn đàn con lẫm liệt nên người. Nhìn nhau mỉm miệng vui cười, Vợ chồng thỏa chí tạ ơn Phật Trời
Lai Châu chưa quá phát triển mạnh về du lịch như Lào Cai, Sơn La. Nhưng nơi đây lại mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống của các dân tộc anh em một cách mộc mạc và bình dị nhất.
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam. Nơi đây có nhiều cao nguyên cao trên 1.500m thời tiết cực kỳ thuận lợi; mây phủ bốn mùa, khí hậu trong lành, mát mẻ như cao nguyên Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San. Ngoài ra, Lai Châu cũng có nhiều đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh rất nổi tiếng như: đỉnh Fansipang, dãy Pu Sam Cáp (cao trên 1.700 m), sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu.
Người dân Tây Bắc có câu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” để ca ngợi bộ tứ ruộng bậc thanh view lung linh nhất khu vực. Cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên) là một trong số đó. Dù du khách tới vào thời điểm nào trong năm, Mường Than cũng có vẻ đẹp riêng của nó, mùa nước đổ tranh xanh như chiếc gương trời, mùa lúa chín vàng óng rất thu hút.
Sở hữu địa hình đồi núi hùng vĩ, Lai Châu có rất nhiều ngọn núi cao để bạn khám phá. Trong đó, cao nguyên Sìn Hồ là một trong những địa điểm du lịch đặc biệt tại đây. Nơi này, luôn tạo một sức hút lớn đối với các du khách. Nhất là với hội nhóm phượt, đều muốn trải nghiệm, chinh phục cao nguyên này.
Nơi này, là nóc nhà của tỉnh Lai Châu, là nơi sinh sống của các dân tộc tại vùng đất này. Bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh vô cùng nên thơ, những ngọn núi cao cao chập chùng. Sự mát mẻ, dịu êm cùng với khung cảnh thiên nhiên thú vị, sẽ làm bạn phải xao xuyến.
Bạch Mộng Lượng Tử hay còn được gọi là Ki Quan San là một trong số những ngọn núi cao nhất tại Việt Nam. Nơi này nằm tiếp giáp giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đây là điểm đến được rất nhiều người lựa chọn để khám phá và tìm hiểu. Thời gian thích hợp để leo núi là từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, bạn sẽ được tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành.
Thêm vào đó, bạn nên leo núi vào buổi sáng sớm để có thể nhìn thấy khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp. Nếu bạn thích khám phá, không thể bỏ lỡ địa điểm du lịch đặc sắc này.
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè nằm trên địa bàn 2 xã Tà Tổng và Mù Cả, là nơi có hệ thực vật và thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, nhất là hệ sinh thái rừng. Kết quả khảo sát, điều tra của huyện Mường Tè cho thấy có 542 loài thực vật, trong đó có 57 loài thực vật quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài trong sách đỏ thế giới, đa số là những loài thuốc quý hiếm; 22 loài đặc hữu hẹp cho vùng Tây Bắc, 7 loài nằm trong Nghị định số 32 của Chính phủ và 6 loài đặc trưng cho vùng Tây Bắc: Trám đen, chò nước, giổi xương, chò nâu, đinh, sến, lát hoa
Nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km về phía Đông Bắc, Pu Ta Leng có độ cao 3049 m. Nếu Fansipan được ví là “nóc nhà của Đông Dương” thì Pu Ta Leng chính là nóc nhà thứ hai mà các phượt thủ hay các bạn trẻ ham mê thách thức muốn chinh phục dù chỉ một lần. Hàng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là khoảng thời gian đẹp nhất mà du khách nên lựa chọn để chinh phục đỉnh Pu Ta Leng bởi vẻ đẹp của thiên nhiên cùng các loại hoa rừng đặc biệt là hoa đỗ quyên nở rộ từ khắp sườn núi lên tới đỉnh.
Chinh phục đỉnh Pu Ta Leng du khách sẽ phải vượt qua những khu rừng nguyên sinh, những thác nước, khe suối hay những thảm thực vật phong phú…để rồi khi lên tới đỉnh sẽ thấy những ốc đảo ẩn hiển giữa đại dương mây trên độ cao 3.049m.
Tầng tầng lớp lớp mây trắng giữa màu xanh dương của bầu trời và màu xanh lá của núi rừng nơi đây giống như một bức tranh tuyệt vời. Cùng với Pu Ta Leng, Lai Châu còn sở hữu thêm 5 đỉnh núi khác trong Top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Theo thứ tự sẽ là Pu Si Lung (3.083m), Pu Ta Leng (3.049m), Bạch Mộc Lương Tử (3.045m), Khang Su Văn (3.012m), Tả Liên (2.993m), Bạch Mộc Lương (2.976m).
Cách trung tâm huyện Tam Đường chừng 6km, Sì Thâu Chải tập trung phần lớn cộng đồng người Dao sinh sống. Kinh nghiệm du lịch Lai Châu khuyên bạn tới đây không chỉ để chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đẹp rụng rời, không khí trong lành mà cũng để tìm hiểu những phong tục tập quán văn hóa của người dân nơi đây.
Con thác độc nhất vô nhị ở Lai Châu vừa trữ tình lại hư ảo. Đằng sau cái tên Tác Tình là cả một câu chuyện tình buồn nhưng son sắt của cặp đôi người dân tộc Dao, lên đây tận hưởng không khí mát lành đừng bỏ qua cơ hội nghe kể câu chuyện tình lãng mạn.
Nếu bạn muốn biết đến Lai Châu có gì vui, khám phá nơi nào đẹp thì bạn hãy đến với quần thể hang động Pu Sam Cáp. Khu quần thế này gồm có 3 hang động gồm: Thiên Môn, Thủy Tinh, Thiên Đường. Mỗi một hang động, đều có những nét đẹp đặc trưng riêng.
Bạn sẽ được khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú tại đây. Những hang động vô cùng kỳ bí, những thạch nhũ đá với muôn hình vạn trạng, sẽ mang đến cho bạn một khung cảnh tuyệt đẹp. Những bàn tay tuyệt tác của tạo hóa, khiến cho nơi này vô cùng đặc sắc.
Mang đầy đủ các đặc trưng của khí hậu vùng Tây Bắc, du khách nên chọn tới Lai Châu vào khoảng tháng 9-10 để kết hợp đi ngắm lúa Mù Cang Chải cùng với cánh đồng Mường Than ở huyện Than Uyên. Nếu là người có đam mê với những chuyến "săn mây" thì bạn nên ghé Sìn Hồ vào khoảng tháng 3 - 4.
Một lưu ý nhỏ là vào mùa mưa của Tây Bắc (thời gian hè) thường có bão hay áp thấp nhiệt đới, mưa liên tục có thể dẫn đến tình trạng bị sạt lở đất, nước lũ trên các sông suối cũng dâng cao rất nguy hiểm; các bạn nên tránh các tháng hè 7, 8.