Công Việc Hàng Ngày Của Người Nông Dân Hăng Say Với

Công Việc Hàng Ngày Của Người Nông Dân Hăng Say Với

“Tìm lối đi riêng với mô hình mới, mọi thứ khởi đầu hết sức khó khăn, từ việc tuyển dụng người lao động đến việc nghiên cứu cách thức hoạt động cho công ty…Thế nhưng, một trong những “lực đẩy” để công ty vượt khó vươn lên chính là nhờ có đội ngũ công nhân lao động lành nghề, gắn bó, chịu khó, dám làm, dám vươn lên, dám thử thách, sáng tạo; đặc biệt có những công nhân lao động vừa kiêm nhiệm 2, 3 phần việc, vừa tìm tòi, sáng tạo, hiến kế, có nhiều sáng kiến làm lợi cho công ty lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tôi đang muốn nói đến đồng chí Phạm Hồng Đức, Tổ cơ khí của Công ty - người thợ cả với sáng kiến: “Máy phun vôi khử trùng chuồng trại, bảo vệ môi trường”, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2022”- đồng chí Trần Xuân Thế, Giám đốc Công ty cho biết.

Công ty vay với lãi suất hơn… 48%/năm

Sáng 6-11, hàng trăm người dân tụ tập trước trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (số 92 đường 29 Tháng 3, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) sau khi mạng xã hội lan truyền tâm thư được cho là của tổng giám đốc công ty này.

Nhiều người điêu đứng vì cho công ty GFDI ở Đà Nẵng vay tiền tỉ với lãi 3%/tháng - Video: TRƯỜNG TRUNG

Nhiều người dân cho biết đã cho công ty này vay số tiền hàng trăm tỉ đồng với lãi suất cao nên khi hay tin công ty có "tâm tư" họ rất lo lắng.

Ông D. (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho biết từ năm 2021 đã bắt đầu cho công ty này vay với lãi suất 3% mỗi tháng với hợp đồng cho vay kéo dài 3 tháng.

Sau nhiều lần được trả lãi đúng hạn, ông D. liên tục làm hợp đồng cho công ty này vay với lãi suất 3% mỗi tháng với hợp đồng 3 tháng và 3,5% mỗi tháng cho hợp đồng 4 tháng.

"Công ty trả lãi đều hằng tháng, thấy sinh lời nên được đồng nào tôi đắp hết vào đây đồng ấy để lấy lãi. Đến nay đã gởi ở đây hơn tỉ đồng. Nhiều người thân nghe tôi rủ cũng góp vào đây hàng tỉ đồng nên giờ rất lo lắng khi không liên lạc được với tổng giám đốc" - ông D. nói.

Theo ông D., cách đây 1 tháng khi hay tin nhiều nhân sự cốt cán ở công ty này nghỉ việc, ông đã có ý định rút tiền nhưng do chưa đến hạn nên công ty không cho rút.

Đến sáng nay ông D. đến trụ sở thì được biết có hàng trăm người đồng cảnh ngộ, trong đó có nhiều người có số tiền cho công ty này vay lên tới hàng tỉ đồng.

Người dân bao vây trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI tối 5-11 - Ảnh: Cắt từ clip người dân cung cấp

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, do có nhiều người tập trung tại trụ sở Công ty GFDI nên công an địa phương đã có mặt để đảm bảo an ninh. Nhiều bà nội trợ, dân văn phòng đội mưa chờ thông tin.

Ông V. (Đà Nẵng) cho biết mình là khách hàng của công ty từ năm 2020. Ban đầu, ông V. đầu tư 120 triệu đồng, thu lãi hơn 50% tương đương 60 triệu đồng/năm.

Thấy công ty uy tín, trả tiền đúng hạn, ông V. tiếp tục cho công ty vay và giới thiệu người thân cùng cho vay. Đến nay tổng số tiền ông V. cho vay gần 600 triệu đồng.

"Tôi mới đáo hạn tháng 10-2024 vừa qua, công ty nói để yên tiền đáo hạn sẽ được tặng thêm lãi suất. Hôm qua nghe tin công ty vỡ trận, tôi liên lạc với nhân viên cũng không liên lạc được với giám đốc nên tôi tìm tới đây", ông V. lo lắng.

Hợp đồng cho vay ký theo thời gian "tùy ý" với lãi suất cao bất thường - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Nhân viên công ty GFDI cũng điêu đứng

Không chỉ khách hàng, nhiều nhân viên của chính Công ty GFDI cũng đang gặp tình cảnh tương tự khi trót đầu tư, góp vốn vào công ty. Một nhân viên cho hay đã huy động gia đình đầu tư, cho công ty vay hơn 2 tỉ đồng nhưng chưa liên lạc được với lãnh đạo công ty.

"Chúng tôi vẫn cần một lực lượng lao động khổng lồ. Thu nhập trả cho mỗi lao động nước ngoài đã tăng từ 140.000 Won (khoảng 2,5 triệu đồng) trước Covid-19 lên 200.000 Won/ngày (3,5 triệu đồng)", một nông dân trồng khoai tây ở huyện Pyeongchang, tỉnh Gangwon (Hàn Quốc) chia sẻ với tờ The Korea Economic Daily.

Theo một nông dân trồng hành ở huyện Hampyeong, tỉnh Nam Jeolla, khối lượng công việc tại nông trại đã tăng lên gấp ba. Nguyên nhân là do hiện tại, trung bình 3 công nhân sẽ phải đảm nhiệm khối lượng công việc của 10 người.

Lao động nước ngoài làm việc trên cánh đồng rau diếp ở huyện Yecheon, tỉnh Bắc Gyeongsang. Những lao động này chiếm phần lớn trong lực lượng lao động ngành nông nghiệp ở Hàn Quốc (Ảnh: The Korea Times).

"Lực lượng lao động mới từ Thái Lan, Việt Nam có năng suất làm việc thấp đáng kể. Vậy nên họ không thể đảm đương hết tất cả công việc trong mùa cao điểm", người này nói.

Được biết, giá nông sản của Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng do ngành nông nghiệp đang thiếu hụt lao động kinh niên. Dù chính phủ đã nỗ lực mở rộng nguồn lao động nước ngoài tạm thời, ngành công nghiệp này đang chứng kiến sự mất cân bằng về cung - cầu lao động nghiêm trọng.

Cụ thể, chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định 12.330 lao động thời vụ, lao động nước ngoài làm việc tạm thời trong các vụ mùa bận rộn. Lượng lao động được cung cấp cho 114 chính quyền địa phương trên cả nước trong nửa đầu năm 2022. Chính phủ sẽ chỉ định 7.388 lao động thời vụ trong nửa cuối năm.

Chính phủ Hàn Quốc cho phép những người di cư theo diện kết hôn; người gốc Hàn Quốc có quốc tịch nước ngoài; lao động nước ngoài ngắn hạn; người nước ngoài được hỗ trợ bởi chương trình hợp tác lực lượng lao động thời vụ giữa quê hương và Hàn Quốc.

Theo tờ The Korea Times, cơ quan chức năng tại thị trấn Eumseong-gun vừa phát động chiến dịch tuyển dụng nông dân thành phố. Biện pháp này được đưa ra khi chính quyền địa phương miền trung Hàn Quốc bày tỏ lo ngại rằng sẽ không có đủ lao động.

Cụ thể, địa phương này cần ít nhất 156 nam hoặc nữ khỏe mạnh trong độ tuổi từ 20-75. Các quan chức đã đến thăm các trường đại học và trung tâm cộng đồng địa phương để tuyển dụng sinh viên và cư dân.

Họ tăng các khoản trợ cấp thông qua việc trả cho người lao động 60.000 Won (khoảng 1 triệu đồng) cho mỗi 4 giờ làm việc. Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ 40% tiền lương cho các trang trại.

Một nông trại trồng hành tại thị trấn Goryeong, tỉnh Bắc Gyeongsang (Ảnh: The Korea Economic Daily).

Tính đến ngày 9/2, thị trấn đã tuyển thêm được 170 người. Chính quyền cũng đã đầu tư hơn 210 triệu Won (khoảng 2,1 tỷ đồng) vào chiến dịch này để hỗ trợ trả lương cho các trang trại và các chi phí khác của người lao động. Các chi phí bao gồm giá vé giao thông công cộng hàng ngày, phí bảo hiểm tai nạn và phí tham gia đào tạo.

Lee Seong-don, giảng viên nông nghiệp từ trung tâm công nghệ nông nghiệp, cho biết: "Do nguồn cung lao động không ổn định và thiếu tự động hóa, những người nông dân trồng tỏi ở Jeju không thể mở rộng trang trại của họ hơn nữa đến mức họ muốn".

Chính quyền đã đầu tư hơn 210 triệu won vào chiến dịch này để hỗ trợ trả lương cho các trang trại và các chi phí khác của người lao động bao gồm giá vé giao thông công cộng hàng ngày, phí bảo hiểm tai nạn và phí tham gia đào tạo.

Theo ông Seok Sung-kyun, Giám đốc Cục Nông nghiệp Thân thiện với Môi trường thuộc chính quyền tỉnh Gangwon cho biết, địa phương đã được chính phủ phê duyệt thuê số lượng lao động thời vụ cao nhất từ nước ngoài trong năm nay.

Trong đó, tỉnh miền núi phía Đông này đã phân bổ 6.425 lao động di cư.

"Số lượng lao động nước ngoài kỷ lục trong năm nay sẽ giúp chúng tôi khắc phục vấn đề thiếu hụt công nhân, đặc biệt tại các trang trại đang bước vào mùa cao điểm", người đứng đầu nói thêm.

Đoàn chúng tôi có 11 người, gồm đủ mọi thành phần, ba sinh viên Việt Nam, hai thanh niên Úc, ba người Mỹ và một cặp vợ chồng trung niên người Đức, cùng anh Thọ - hướng dẫn viên của Công ty du lịch Hai Nam Travel.

Sau hai giờ xe chạy ngang qua những địa danh của vùng đất Nam bộ: chợ Đệm, Gò Đen, Bến Lức, sông Vàm Cỏ... điểm đến của chúng tôi là nhà chú Ba Đức - một nông dân đúng nghĩa. Nhà nằm trên cù lao Tân Phong, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Chú Ba đón chúng tôi tận ngõ với nụ cười thân thiện và ấm áp như những người thân quen lâu ngày gặp lại.

Những vị khách chúng tôi đã trải qua một đêm thật ngon giấc bên những chiếc giường gỗ đước đỏ au và chăn màn thơm mùi nắng ấm. Trời vừa tờ mờ sáng chủ nhà nhẹ nhàng gọi chúng tôi dậy sớm để... đi chợ.

Đường đến chợ không xa, nhưng qua những cây cầu khỉ thật vui và ấn tượng. Kia rồi, chợ quê dần hiện ra: dưới sông là những chiếc ghe chở hàng lặc lè, ậm ì trong sương sớm, những tiếng trò chuyện êm đềm hòa quyện vào nhau tạo ra cho chợ quê một không khí thanh bình đến khó tả.

Chợ bắt đầu bằng những tấm nilông trải ra trên nền đất, bày ra đó nào là những trái dừa khô, mấy nảy chuối vàng, con vịt lạc cạc bên rổ trứng, xâu chuột đồng; bên thúng, bên nia lún phún nhô lên những ngọn rau uống sương cong cong... Có gì dân dã hơn bằng nắm rau càng cua mọc từ chái hè, mấy cây bù ngót mọc cạnh bờ ao, rổ mồng tơi hái từ sân trước. Chúng tôi đến đúng vào ngày rằm nên chợ còn được tô điểm thêm những bó bông trang cột thành khóm đỏ tươi thắm để bán cho những người cúng bàn thờ Phật.

Mùa nào thức nấy. Những người nông dân chân bùn tay lấm và những món hàng dân dã đã khoác lên cho chợ một cái áo bình dị, hiền hậu. Ở chợ, chúng tôi còn mua được đầy ắp lòng tin của những người dân cần cù, tấm lòng chân chất và ai cũng có thể cảm thấy tuổi thơ của mình trong đó...

Chúng tôi trở về nhà khi mặt trời vừa nhú, được thưởng thức bữa ăn sáng bằng... cơm nếp và muối mè cho chắc bụng, và ra đồng...

Cánh đồng lúa vừa chín tới. Cả nhóm được chú Ba Đức giới thiệu và chỉ cách làm cỏ bờ, người thì cùng tham gia gặt lúa, gom lúa. Những bàn tay đã quen với bàn phím giờ tự nhiên cảm thấy mình vụng về đến tức cười... Thỉnh thoảng lại có tiếng ồ thích thú của những người bạn nước ngoài lần đầu tiên tự tay gặt lấy những hạt lúa vàng ươm, trong khi những đàn vịt chạy đồng đang quấn quýt dưới chân để nhặt thóc rơi rụng...

Chỉ 30 phút nhưng đủ để mọi người cảm nhận được sự vất vả và khổ cực của người nông dân thì cũng là lúc chú Ba Đức bảo chúng tôi chuẩn bị tát đìa... bằng máy bơm.

Nước cạn dần, có việc cho chúng tôi rồi. Chân thụt sình, khom lưng, căng mắt mà bắt ốc. Ốc lừ đất, đi đằng trước nó bò đằng sau, những con ốc bươu vàng ươm chỉ mới nhìn thôi đã thèm ngay một chén nước mắm ớt với ít gừng cay! Nhìn những anh bạn Tây bụng phệ bị lún dưới sình gọi nhau chí chóe... buồn cười không chịu được.

Bữa cơm trưa được dọn lên với những "sản vật" mà chúng tôi vừa "thu hoạch" được. Ốc bươu dồn thịt béo ngậy bên cạnh nồi canh chua nóng hổi và món mà ông chủ nhà móm mém giới thiệu bằng tiếng Anh "This is Ca Kho To” (cá kho tộ)!

Buổi trưa ở Cù Lao thật mát với những ngôi nhà không bao giờ khép cửa. Không có cái gì làm cho ta có cảm giác thanh bình và no ấm đến thế, gần gũi đến thế. Nhà có bao nhiêu căn thì có bấy nhiêu căn đầy gió. Chúng tôi tự do dạo theo những con đường làng rợp bóng cây xanh, thưởng thức những trái cây miệt vườn do tự tay mình hái. Bạn đừng ngại, hãy thưởng thức hết đi bởi ở đây người ta tính tiền bằng... bụng! Khi đã chán chê, mời bạn hãy buông mình trên chiếc võng thả hồn mình theo những lời ca tài tử của những người miệt vườn Nam bộ.

Trong bữa cơm chiều, chú Ba Đức cầm bát cơm lên bàn thờ khấn vái gia tiên cầu cho những vụ mùa sung túc, cho những vị khách bình an. Một góc tâm linh, chúng tôi không thể học được vì có lẽ chưa cảm nhận hết được cái tình của mảnh đất này trong hai ngày ngắn ngủi.

Chú Ba bảo, thường cứ chạng vạng tối là người ta cũng uống vài ly cho ấm bụng với không khô cá lóc thì cũng một con cá tai tượng chiên xù chấm với nước mắm me... Khuya một chút, khi đã ngà ngà say rồi người dưới bếp bưng lên một nồi cháo gà. Trời ơi, cái mùi thơm của thịt, của tiêu, của mỡ tỏi... mới hít vào vài hơi mà rượu đã tan đi đâu hết thì còn nói gì đến cảnh ngồi xì xụp húp bát cháo nóng, rồi vừa uống trà và nghe vọng cổ...

Nằm trong mùng bạn có thể dễ dàng nghe văng vẳng tiếng xà lan ậm ì chạy, và tiếng gió, tiếng sóng vỗ vào bờ. Đúng là tiếng sóng, chỉ có tiếng sóng mới mênh mông một nỗi nhớ bờ như thế. Tự nhiên thấy coi thường câu “Ăn cơm tàu, ở nhà Tây, cưới vợ Nhật...”

Sáng sớm hôm sau, trên đường trở về qua dòng sông Tiền chúng tôi còn ghé qua tham quan trại rắn Đồng Tâm - Trung tâm Nghiên cứu và trưng bày các loại rắn ở Việt Nam.

18g về đến TP.HCM, chúng tôi lưu luyến chia tay nhau. Chuyến đi xem như kết thúc. Tôi tiếc quá vì không có đủ thời gian để tự tay bắt những con cá rô lọc tọc nơi ruộng cày, không được ăn những con cúm núm nướng rơm, lắng nghe bầy vạc kêu rùm trời trong sương sớm... Nhưng chuyến đi không quá ngắn để cảm nhận được vẻ đẹp đời thường của người nông dân Nam bộ để rồi trở về với cuộc sống đời thường và cảm thấy yêu công việc mình hơn.