Danh sách bài giải môn công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức. Các bài học được sắp xếp theo đúng trình tự chương trình sách giáo khoa. Trong mỗi bài đều được giải cụ thể, chi tiết từ câu hỏi khám phá đến câu hỏi luyện tập, vận dụng. Hi vọng, tech12h.com giúp bạn học tốt hơn môn công nghệ 10 kết nối tri thức.
Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDQP 10.
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Trắc nghiệm GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Câu 1. Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm mấy thành phần?
Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 3 thành phần: Quân đội nhân dân; Công an nhân dân và Dân quân tự vệ ( SGK - Trang 5)
Câu 2. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của?
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của Hồ Chí Minh( SGK - Trang 5)
Câu 3. Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành
Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam Giải phóng quân. ( SGK - Trang 6)
Câu 4. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12. ( SGK - Trang 6)
Câu 5.Từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, quân đội Việt Nam mang tên là
Từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, quân đội Việt Nam mang tên là Vệ quốc đoàn.
Câu 6. Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy ( SGK - Trang 5, 6)
Câu 7. Tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập
Tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam ( SGK - Trang 6)
Câu 8.Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
B. Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường.
C. Tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm:
- Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.
- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
- Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau.
- Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.
- Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.
- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.
Câu 9. Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là ngày nào?
Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là Ngày 19/8 ( SGK - Trang 7)
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?
A. Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì Tổ quốc.
B. Gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ.
C. Tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.
Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam, gồm:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam.
- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.
- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;
- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.
Câu 11. Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là ngày nào?
Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là Ngày 28/3( SGK - Trang 9)
Câu 12. Ngày 28/3/1935 Đảng cộng sản Đông Dương đã thông qua văn kiện nào dưới đây?
D. “Đề cương văn hóa Việt Nam”.
Ngày 28/3/1935 Đảng cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về đội tự vệ” (SGK - Trang 9)
Câu 13. Cách đánh truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam là
Trong chiến tranh giải phóng, cánh đánh du kích của Dân quân tự vệ đã trở thành di sản vô giá trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của Dân quân tự vệ Việt Nam?
A. Do các địa phương tự tổ chức và chỉ có nghĩa vụ bảo vệ địa phương
B. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác.
C. Là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
D. Có truyền thống: trung thành với Tổ quốc, với nhân dân…
- Đặc điểm của Dân quân tự vệ Việt Nam:
+ Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác.
+ Là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
+ Có truyền thống: trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng
Câu 15. Theo quy định trong Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019, độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ của công dân nam (trong thời bình) là
A. từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi.
B. từ đủ 20 tuổi đến hết 47 tuổi.
C. từ đủ 25 tuổi đến hết 50 tuổi.
D. từ đủ 20 tuổi đến hết 50 tuổi.
Khoản 1 Điều 8, Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình, như sau: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác: